Sau cao điểm du lịch 30/4-1/5, mọi hoạt động du lịch đều đã chững lại. Những tháng ngày đằng đẵng, tín đồ du lịch chỉ còn biết chôn chân ở nhà. Phải tới khoảng tháng 10, mọi thứ mới dần bình thường trở lại khi các địa phương bắt đầu mở cửa. Dù lượng du khách lúc này có thể không đáp ứng được kỳ vọng, song có thể xem là điểm sáng để du lịch Việt Nam bước sang năm 2022 khởi sắc hơn.
Mở cửa, mở hy vọng
Mở cửa là chìa khóa để phục hồi ngành du lịch. Đây là quan điểm đã được nhiều lãnh đạo cấp cao của ngành du lịch Việt nhắc tới.
Thực tế, Việt Nam cũng đang từng bước đưa các vị khách quốc tế trở lại. Đây là thị trường quan trọng, đặc biệt khi nhìn vào những con số “khủng” trong 2019 - năm vàng của du lịch Việt Nam. Theo thống kê, tổng thu từ khách du lịch Việt Nam năm 2019 đạt 755.000 tỷ đồng. Trong đó, khách du lịch quốc tế đóng góp 421.000 tỷ đồng, cao hơn 87.000 tỷ đồng so với khách nội địa.
Du lịch nội địa là thị trường quan trọng. Ảnh: Nguyễn Thị Trang. |
Sau gần 19 tháng du lịch đóng băng, các thống kê mới về khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bắt đầu xuất hiện trở lại. Từ Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam) tới Nha Trang (Khánh Hòa) hay Phú Quốc (Kiên Giang), các đoàn khách quốc tế đầu tiên đã tới. Đến hết năm 2021, Khánh Hòa đón khoảng 9.400 lượt khách quốc tế, Đà Nẵng đón 11.500 lượt và Phú Quốc là 3.500 lượt.
Dĩ nhiên, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang hay Phú Quốc là chưa đủ. Kế hoạch mở cửa đón khách quốc tế cũng không suôn sẻ như đã định ban đầu. Nhưng, những vị khách đầu tiên đã tới và đó là cơ sở để Việt Nam kỳ vọng vào nhiều điều tích cực hơn trong năm 2022.
Du lịch trong nước chờ bùng nổ
Du lịch nội địa và du lịch quốc tế phát triển song song, đóng góp lớn cho GDP cả nước. Tuy nhiên, có một thực tế là trước khi dịch Covid-19 bùng phát, du lịch nội địa ít được quan tâm. Theo ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết nhiều người từng có tư duy không đầu tư thì du lịch nội địa vẫn phát triển như thường.
Đại dịch hay các biến động xã hội khác (như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009) cho thấy tầm quan trọng của du lịch nội địa. Đây được xem như cứu tinh của ngành du lịch trong gần 2 năm qua. Và khi chờ đợi vào một năm bùng nổ của ngành du lịch, người ta hiểu phải nhìn vào những tín hiệu từ chính du lịch nội địa.
Mọi người bắt đầu đi du lịch nhiều hơn trong 2 tháng cuối năm 2021. Ảnh: Hoàng Linh Hà. |
Theo Traveloka, ngành du lịch nội địa đang cho thấy xu hướng phục hồi tích cực khi người dân đang dần thích nghi với văn hóa “bình thường mới”. Ngoài ra, chính phủ cũng đưa ra nhiều sáng kiến khác nhau trong nỗ lực kiểm soát và hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19.
Nhìn chung, dù chậm trễ, du lịch Việt đã nhìn thấy những điểm sáng sau nửa năm “nằm nhà” vì lệnh giãn cách liên miên. Với việc thay đổi chủ trương “Zero Covid” thành “sống chung với dịch”, cơ hội để du lịch Việt bùng nổ cũng càng rõ ràng trong năm nay.
Dựa trên dữ liệu ngành, tương lai để du lịch Việt Nam phục hồi khá tích cực. Bên cạnh tỷ lệ tiêm vaccine toàn quốc cao, chính sách mở cửa của từng địa phương cũng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phục hồi. Một số chuyên gia nhận định bức tranh nền du lịch nội địa có thể bùng nổ vào dịp cận hoặc hậu Tết Nguyên đán, tuy nhiên, mọi thứ vẫn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh.
Với những dự đoán tích cực về tương lai của du lịch Việt, các công ty lữ hành cũng xác định một số điểm đến được du khách yêu thích trong năm nay. Đa số cho biết khả năng cao danh sách này không có nhiều thay đổi trước và sau dịch Covid-19 gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc (Kiên Giang) và Đà Lạt (Lâm Đồng).
Ngoài việc đưa ra ưu đãi hấp dẫn, các công ty lữ hành cần quan tâm những yếu tố khách quan trong năm 2022. Ảnh: Hoàng Linh Hà. |
Dù vậy, hiện tại, du khách vẫn sẽ đặt nhiều câu hỏi về chính sách đi lại, cách ly cũng như tình hình dịch tại điểm đến trước khi quyết định mua vé, đặt phòng.
Bên cạnh các yếu tố khách quan về tình hình dịch, chính sách, các công ty lữ hành cũng đang nỗ lực để thu hút du khách bằng những chiến dịch kích cầu. Chẳng hạn, trong năm 2021, Traveloka đã tạo tiếng vang với nhiều chiến dịch như Epic Sale (tháng 4/2021), Black Friday (tháng 11/2021) và Sale 12.12. Thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục triển khai nhiều chương trình mới như Xuân Tết Deal Đầy với ưu đãi lên tới 50%. Ngoài ra, đại diện Traveloka cho biết họ sẽ đưa ra chương trình giảm giá vé máy bay Tết chưa từng có vào một khung giờ đặc biệt trong ngày.
Khi tâm lý người dân dần ổn định trở lại và các chương trình kích cầu hấp dẫn được tung ra hàng loạt, ngành du lịch hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một bức tranh tươi đẹp hơn trong năm tới.
Zing News hợp tác với Traveloka thực hiện gói nội dung "Hẹn nhau sau dịch", nhằm chia sẻ những trải nghiệm du lịch mới mẻ dịp đầu xuân.
Traveloka là một trong những siêu ứng dụng du lịch và tiện ích sống hàng đầu Đông Nam Á. Người dùng có thể đặt vé máy bay, phòng khách sạn, vé vui chơi trải nghiệm cùng nhiều tiện ích ở khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, tiện lợi và an toàn. Giao diện thân thiện, thanh toán đa dạng, Traveloka hứa hẹn là giải pháp trọn gói cho tín đồ du lịch thời 4.0.
Để khám phá thêm ưu đãi trên Traveloka, tín đồ du lịch tham khảo tại đây.