Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cơ thể thay đổi thế nào nếu chạy bộ thường xuyên?

Theo bác sĩ, chạy bộ là hình thức vận động cơ thể đơn giản nhất nhưng mang lại hiệu quả đáng ngạc nhiên nếu duy trì được thói quen này.

Chạy bộ có thể tác động từ trong ra ngoài cơ thể, mang lại nhiều kết quả đáng kinh ngạc. Ảnh: Pexels.

Chia sẻ với Healthline, chuyên gia Khoa học thể thao Daniel Bubnis nhấn mạnh thói quen chạy bộ sẽ tác động cơ thể từ trong ra ngoài. Nếu mọi người nghiêm túc theo đuổi thói quen chạy bộ, cơ thể họ có thể sẽ xuất hiện những điều này.

Tăng sức bền, giảm mắc bệnh

Chạy bộ là môn thể thao tác động chính đến tim mạch và được nhiều người lựa chọn để tăng sức bền. Chạy bộ dù ở bất kỳ hình thức nào cũng gây sức ép cho hệ thống tim mạch, phổi, từ đó tăng sức bền của tim cũng như hệ hô hấp.

Việc chạy có ảnh hưởng tích cực đến huyết áp và hệ tuần hoàn, nhờ đó giúp giảm đáng kể nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Không chỉ đó, theo một nghiên cứu đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ (NIH), chạy bộ cũng giúp giảm 27% nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào.

Đốt calo

Chạy là bài tập cường độ cao và đốt cháy nhiều calo, rất tốt cho những ai đang giảm cân. Theo đó, cơ thể bạn đốt cháy calo nhanh hơn trong một khoảng thời gian sau khi tập luyện xong, đặc biệt là sau khi tập luyện cường độ cao (HIIT).

Tuy nhiên, khi cơ thể suy kiệt, bạn có thể có xu hướng ăn quá nhiều. Do đó, theo chuyên gia Bubnis, bạn nên ăn một bữa ăn nhẹ giàu protein và tinh bột nguyên cám ngay sau khi chạy để giảm cơn cồn cào.

tac dong chay bo anh 1

Ăn nhẹ trước khi chạy có thể giúp giảm cơn đói. Ảnh: Pexels.

Chắc cơ xương

Khi chạy, xương sẽ chịu tác động đều đặn từ bề mặt đường, nhờ đó trở nên chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, chạy bộ chỉ tác động lên phần thân dưới.

Để căn bằng cơ thể, bạn có thể tập thêm một số bài tập tạ. Nhìn chung, chạy bộ vẫn có tác dụng giúp cải thiện mật độ xương. Điều này sẽ mang lại lợi ích lớn khi bạn già đi.

Ngoài ra, chạy bộ tác động lên các cơ chân, hông và mông. Việc chạy trên nhiều bề mặt khác nhau (đường mòn, đường mòn và đường nhựa) có thể tác động đa dạng lực lên các cơ này. Điều này giúp bạn không chỉ tránh được chấn thương mà còn tăng cường sức mạnh hơn.

Ngủ ngon hơn

Các nghiên cứu cho thấy những người chạy bộ ít bị rối loạn giấc ngủ và ít buồn ngủ ban ngày hơn những người không chạy bộ. Tốt nhất, bạn nên chọn chạy bộ cường độ vừa phải vì có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn chạy nhanh.

Cải thiện tinh thần và tâm trạng

Các nghiên cứu đã chỉ ra chạy bộ, đặc biệt là chạy bộ ngoài trời, có khả năng cải thiện sức khỏe tâm thần cũng như tâm trạng.

Chạy bộ ngoài trời giúp bạn hít thở được không khí trong lành, tốt cho phổi, não và cảm xúc của bạn. Ngoài ra, việc điều hướng đường chạy còn giúp kích thích sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể, tăng sự tập trung.

Ngoài ra, chạy bộ ngoài trời giúp bạn hấp thu được nhiều vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Điều này có lợi cho hệ thống miễn dịch, sức khỏe của mắt và xương.

tac dong chay bo anh 2

Chạy bộ ngoài trời giúp cải thiện tinh thần tốt hơn. Ảnh: Pexels.

Chạy bộ là một trong những hình thức tập thể dục có lợi nhất. Nhưng nếu chỉ tập trung mỗi chạy bộ, bạn sẽ có nguy cơ mất cân bằng cơ dẫn tới chấn thương.

"Nếu bạn muốn có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần tốt, chạy bộ là bộ môn phù hợp nhất. Hãy bắt đầu từ từ, thận trọng tăng tốc và lắng nghe cơ thể. Đừng quên đan xen các bộ môn khác và có một chế độ ăn uống cân bằng để đạt được trạng thái tốt nhất", chuyên gia Bubnis cho biết.

Một nghiên cứu năm 2018 của Đại học Khoa học Công nghệ Na Uy chỉ ra tỷ lệ chấn thương ở người chạy bộ là 62,4%. Con số này trong năm 2020 tăng lên 30%.

Những chấn thương này có thể là bong gân, trật mắt cá hoặc gãy xương. Do đó, ông khuyến khích mọi người tránh tập quá sức, tập lắng nghe cơ thể để giảm nguy cơ chấn thương. Ngoài ra, mọi người nên biết cách giãn cơ và nghỉ ngơi giữa các buổi tập.

Làm thế nào để xua tan cơn giận dữ hay nỗi sợ hãi? Điều gì ảnh hưởng đến giấc ngủ hay nên đi ngủ vào thời gian nào? Nhằm nghiên cứu và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho bạn đọc, Tri thức trực tuyến giới thiệu cuốn Yang sheng: Chữa lành cơ thể, làm đẹp tâm hồn của tác giả Katie Brindle.

Cuốn sách hướng dẫn bạn đọc những kỹ thuật để khai thác hiệu quả việc sử dụng hơi thở cũng như nụ cười, chiếc lược, lòng bàn chân… để thư giãn và tự chữa lành những tổn thương trong cơ thể về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Người thường xuyên thức khuya có dấu hiệu này cần ngừng lại ngay

Khi cơ thể đã sắp đạt đến giới hạn nguy hiểm sẽ xuất hiện những dấu hiệu này, nếu tiếp tục thức khuya thì rất có thể bị đột tử.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm