Hai năm trước, Feng Huaying (24 tuổi) từ Quảng Tây đã đến Hong Kong để học lên cao hơn. Cô ở lại sau khi tốt nghiệp và hiện làm việc trong ngành truyền thông.
Feng đã trở thành fan của "cơm hai món” trong thời gian sinh sống và học tập tại đây. "Khi mới đến Hong Kong, tôi đã thuê một căn nhà nhỏ và rất bất tiện để nấu ăn, vì vậy tôi thường ăn ngoài. Sau khi thử các bữa cơm hai món, tôi đã yêu nó, đến nỗi tôi có thể ăn nó 3-4 lần một tuần!", Cô nói với tờ Lianhe Zaobao.
Feng cho biết chi phí ăn uống tại các nhà hàng ở Hong Kong trung bình là 60-70 HKD (tương đương 8-9 USD) cho một người, trong khi các bữa cơm hai món có giá chỉ bằng một nửa mức đó. Với nhiều món ăn để lựa chọn và quy trình mua hàng nhanh chóng, những bữa ăn này rất hấp dẫn đối với người bình thường.
"Tôi chỉ có một giờ để ăn trưa vào các ngày trong tuần và ở các nhà hàng phải chờ món rất lâu. Các bữa ăn tại quán cơm hai món là một lựa chọn hiệu quả vì tôi có thể nhanh chóng mang bữa trưa của mình đi", cô nói thêm.
"Món quà cho người nghèo"
Dù không có bằng chứng rõ ràng về nguồn gốc của cơm hai món ở Hong Kong, các cửa hàng kinh doanh hình thức này đã xuất hiện lần đầu tiên từ những năm 2000. Vào thời điểm đó, những bữa ăn như vậy được gọi là "bữa cơm 10 đô" vì chúng thường có giá là 10 HKD.
Cơm hai món thành trào lưu lần đầu tiên vào năm 2003 khi hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) tàn phá Hong Kong. Các hạn chế ăn uống tại chỗ đồng nghĩa với việc thực khách phải mua cơm mang đi và đã khiến các quán cơm hai món xuất hiện.
Các quán cơm hai món mọc lên như nấm ở Hong Kong. |
Sau đại dịch SARS, sự phổ biến của các quán này đã giảm bớt, nhưng giá cả phải chăng của những bữa ăn như vậy vẫn thu hút một bộ phận khách hàng có thu nhập thấp. Trên thực tế, chúng thậm chí còn được mệnh danh là "món quà của Chúa dành cho người nghèo".
Sau khi các hạn chế về Covid-19 được dỡ bỏ vào nửa đầu năm 2023, Hong Kong phải vật lộn trong quá trình phục hồi kinh tế. Lấy ngành bán lẻ làm ví dụ, số liệu cho thấy tổng giá trị bán lẻ trong tháng 5 năm nay chỉ đạt 30,5 tỷ HKD, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính tạm thời về tổng giá trị bán lẻ trong năm tháng đầu năm nay cũng giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Annie Yau Tse, chủ tịch Hiệp hội Quản lý Bán lẻ Hong Kong, cho biết: "Kể từ năm 2023, chúng tôi nhận thấy nhiều khách du lịch từ đại lục hiện đang đi du lịch đến Hong Kong với ngân sách eo hẹp hơn trước. Thay vì đến đây để mua sắm, giờ đây họ quan tâm nhiều hơn đến ẩm thực và giải trí. Họ cũng đặc biệt chú ý hơn đến trải nghiệm của người tiêu dùng nói chung".
Một số quán ăn địa phương đã xoay xở qua được 3 năm đại dịch nhưng cuối cùng phải đóng cửa sau đó. Trong khoảng nửa năm trở lại đây, đã có một loạt các doanh nghiệp đóng cửa ở Hong Kong, khiến số lượng mặt bằng trống tăng lên rõ rệt.
Giữa lúc thị trường bán lẻ đang suy thoái, các quán cơm hai món đột nhiên lại xuất hiện. Nhiều người dân địa phương vẫn thường xuyên lui tới các cửa hàng này trong và sau đại dịch. Không chỉ giới hạn ở những người lao động bình thường, khách hàng của họ còn có cả một số người nổi tiếng.
Tài tử Châu Nhuận Phát được bắt gặp đang xếp hàng mua cơm hai món. |
Vào cuối năm 2023, một cư dân mạng đã đăng bài về cuộc gặp gỡ tình cờ với ngôi sao điện ảnh Châu Nhuận Phát tại một quán cơm hai món ở Thượng Hoàn và biết rằng anh ấy cũng là một người hâm mô những quán ăn kiểu này.
Bài đăng có hình ảnh Châu Nhuận Phát mặc đồ đen đặc trưng và tạo dáng trước ống kính với nhân viên cửa hàng. Trong một bức ảnh khác, anh chỉ vào các món ăn để gọi món. Bài đăng thu hút nhiều cư dân mạng tò mò, một số người bình luận: "Đại ca Phát gọi món gì vậy?".
Gregory May, tổng lãnh sự Mỹ tại Hong Kong và Ma Cao, thỉnh thoảng đăng bài về các hoạt động của mình trên mạng xã hội. Vào tháng 11/2022, trong cơn sốt cơm hai món, ông đã đến một quán ăn như vậy ở Wan Chai để nếm thử đặc sản địa phương.
Sau đó, ông mô tả bữa ăn của mình trên mạng xã hội là "giá cả phải chăng và ngon". Điều này đã tạo ra làn sóng quan tâm và nhiều cư dân mạng đã gửi cho ông những đề xuất của họ về các quán ăn cơm hai món để thử.
Xuất hiện ở trung tâm tài chính, phục vụ dân văn phòng
Thời kỳ phong tỏa vì dịch Covid-19, tận dụng cơ hội về các giới hạn ăn uống nơi công cộng và chỉ bán mang đi, các quán cơm hai món đã mọc lên như nấm sau mưa.
Nhân viên xã hội Wong Yuk-hay đã thành lập nhóm Facebook "Cơm hai món Hong Kong" vào cuối năm 2020 để cư dân mạng chia sẻ thông tin về chủ đề này. Hiện nay, nhóm có hơn 150.000 thành viên và dựa trên số liệu của Wong, số lượng quán cơm hai món ở đây đã tăng gấp 5 lần, từ 100 vào cuối năm 2021 lên hơn 500 vào thời điểm hiện tại.
Hàng dài người xếp hàng để mua cơm hai món bên ngoài quán ăn nổi tiếng Kwun Fat Kitchen. |
Cơn sốt cơm hai món vẫn không hề giảm bớt trong năm qua. Thay vào đó, các cửa hàng đã có nhiều đột phá. Ví dụ, một số quán cơm hai món đã đa dạng hóa các món ăn của họ, ngoài món phi lê cá sốt ngô và trứng hấp thông thường còn có các nguyên liệu cao cấp như bào ngư, cá mú khổng lồ và thịt ức cừu.
Khi sự cạnh tranh giữa các quán cơm hai món ngày càng gay gắt, một số quán nổi tiếng đã mở chi nhánh và phát triển thành chuỗi, trong khi những quán không theo kịp đã chọn cách rút lui. Đồng thời, một số chuỗi F&B và siêu thị lớn cũng tham gia vào cuộc đua.
Một số quán đã tận dụng lợi thế của việc giảm giá thuê cửa hàng sau đại dịch để mở rộng từ các khu thương mại sang các khu dân cư, và thậm chí vào các khu vực kinh doanh sầm uất như Central District. Vào giờ ăn trưa, hàng dài người xếp hàng dài bên ngoài một số cửa hàng cơm hai món ở Central District, với các chuyên gia tài chính và người nước ngoài chờ để lấy đồ ăn.
Marcus Chu, giám đốc tiếp thị liên kết tại bộ phận bất động sản thương mại của một công ty bất động sản Hong Kong, cho biết: "Trong thời kỳ đại dịch, trung bình có 4-5 cửa hàng cơm hai món mới mở mỗi tháng ở những nơi không phải là khu vực trọng điểm".
Ông nói thêm rằng không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy xu hướng này sẽ chậm lại ngay cả sau đại dịch. Thay vào đó, các doanh nghiệp cơm hai món hiện có mặt tại những trung tâm tài chính để đáp ứng nhu cầu của nhân viên văn phòng, khác với trước đây chủ yếu bán cho khách hàng sau giờ đi làm về hoặc đi học.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.