1. Bánh gật gù là đặc sản của địa phương nào?
Bánh gật gù là loại bánh truyền thống của người dân huyện Tiên Yên (Quảng Ninh). Món bánh này được làm từ bột gạo và có vẻ bề ngoài giống bánh cuốn, bánh phở. Bánh được ăn kèm nước mắm chưng mỡ gà, hành phi và thịt băm. Ảnh: Dulichquangninh. |
2. Pa pỉnh tộp là cách gọi khác của món ăn nào?
Pa pỉnh tộp là hương vị cổ truyền của dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc. Nguyên liệu chính làm nên món ăn là các loại cá suối như cá chép, cá trôi, cá trắm. Pa pỉnh tộp được nướng trên lửa than tạo phần thịt cá chắc, thơm, ngọt và quyện vị cùng gừng, sả, ớt tươi, rau thơm, hành... Đặc biệt, món ăn này không thể thiếu mắc khén, một loại gia vị đặc trưng nơi đây. Ảnh: Nguyễn Chinh. |
3. Bánh ngải là món ăn truyền thống của dân tộc nào?
Bánh ngải là món ăn thường xuất hiện trong dịp lễ, Tết và dịp mừng vụ mùa lúa mới của người dân tộc Tày. Bánh có độ dẻo từ nếp nương, vị lá ngải quyện vùng vị ngọt của đường, hương thơm từ vừng tạo nên hương vị thanh mát, dễ ăn và tốt cho sức khoẻ. Ảnh: Dulichvietnam. |
4. Đặc sản tung lò mò ở An Giang được làm từ nguyên liệu nào?
Tung lò mò hay lạp xưởng bò là một đặc sản nổi tiếng của đồng bào Chăm ở An Giang. Thực chất, từ nguyên gốc của món ăn này là "tung lamaow", theo tiếng Chăm có nghĩa là món ăn làm từ ruột bò. Món được tẩm ướp gia vị đặc biệt và chế biến theo công thức riêng tạo thành những chiếc lạp xưởng căng tròn. Nhiều người thích thưởng thức tung lò mò nướng than hồng vì có hương vị hấp dẫn và thơm lừng. Ảnh: Thanhnn10. |
5. Bánh áp chao có nhân làm từ loại thịt nào?
Bánh áp chao là món đặc sản ở Cao Bằng. Loại bánh này còn có tên gọi là bánh vịt chao. Chiếc bánh hấp dẫn bởi vị thơm giòn của phần vỏ làm từ gạo nếp trộn gạo tẻ. Bên trong là nhân thịt vịt kết hợp nước mắm chua ngọt tạo hương vị đậm đà. Ảnh: Luhanhvietnam. |
6. Tên của món cơm đặc sản ở TP.HCM là gì?
Sà bì chưởng là cách gọi khác của món cơm tấm sườn bì chả. Nguyên liệu chính của món này là cơm, sườn, bì, chả. Trong đó, cơm phải được nấu từ loại gạo tấm, sườn heo tẩm ướp chua ngọt, chả làm cùng trứng và sợi bì dai. Ngoài ra món còn có thêm mỡ hành, dưa leo, cà chua hay đồ chua được làm từ cà rốt, củ cải, dưa leo, dưa muối hoặc đu đủ để ăn kèm. Ảnh: Fuongsfood. |
7. Cơm huyết rồng là món ngon nổi tiếng của tỉnh nào?
Món cơm này được nấu từ gạo huyết rồng, đặc sản của Đồng Tháp. Gạo huyết rồng có hạt mẩy, màu đỏ nâu. Gạo khi nấu thành cơm có hương thơm, ngậy và vị ngọt bùi. Thực khách có thể thưởng thức cơm huyết rồng cùng với muối mè để cảm nhận trọn vẹn hương vị trứ danh này. Ảnh: Alogao. |