Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Con bị điểm kém, cha mẹ nên làm gì?

Thay vì giận dữ, trách mắng hay so sánh con với những đứa trẻ khác, cha mẹ hãy giúp trẻ vượt qua nỗi ám ảnh về điểm số.

con bi diem kem anh 1

Mọi đứa trẻ đều có thể nhận được điểm kém. Đối với những đứa trẻ thường xuyên gặp tình trạng này, đặc biệt là trong một môn học mà chúng gặp khó khăn, chúng có thể mất động lực, sự tự tin và khả năng học tập. Thay vì chỉ trích, cha mẹ nên giúp con vượt qua giai đoạn này, xây dựng lại sự tự tin và tìm ra cách học hiệu quả hơn, theo Tutor Doctor. Ảnh: Freepik.

con bi diem kem anh 2

1. Nhắc nhở con rằng điểm kém không phải là tất cả: Đầu tiên, cha mẹ cần trấn an trẻ rằng không ai là hoàn hảo và điểm kém không làm chúng trở thành kẻ thất bại. Điểm số chỉ là một thước đo thành công và một số người thành công theo cách khác. Cùng với đó, cha mẹ hãy cố gắng công nhận những điều con làm tốt và khen ngợi chúng. Chuyển hướng cuộc trò chuyện sang lĩnh vực mà trẻ làm tốt sẽ giúp con tập trung vào những mặt tích cực, tiến bộ học tập thay vì ám ảnh tiêu cực. Ảnh: Freepik.

con bi diem kem anh 3

2. Đặt câu hỏi mang tính xây dựng: Giận giữ với con vì kết quả kém có thể làm giảm lòng tự trọng và động lực học tập của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ hãy tiếp cận từ một quan điểm tích cực và xây dựng hơn. Ví dụ, bạn có thể hỏi trẻ nghĩ điều gì đã khiến chúng đạt điểm thấp hơn, trẻ có thể làm gì để cải thiện điểm số của mình, cha mẹ có thể làm gì để giúp đỡ. Bằng cách này, cha mẹ cũng đang tìm hiểu nguyên nhân và cùng trẻ giải quyết vấn đề. Bạn có thể cùng con lập kế hoạch cho vài tháng tới, xem xét điểm mạnh và điểm yếu của chúng và tìm ra một số giải pháp thực tế. Ảnh: Freepik.

con bi diem kem anh 4

3. Công nhận sự nỗ lực hơn là kết quả: Điểm kém có thể khiến trẻ em thất vọng, suy sụp tinh thần. Lúc này, cha mẹ hãy cho trẻ thấy rằng bạn thực sự tôn trọng cố gắng của trẻ trong suốt quá trình, ngay cả khi kết quả không như mong đợi. Bạn có thể nói với trẻ rằng chúng đã làm tốt và hãy nghĩ đến một số chiến lược khác để thử lần sau. Bằng cách này, thay vì nản lòng, trẻ sẽ lấy lại sự tự tin và cải thiện theo cách tích cực. Ảnh: Freepik.

con bi diem kem anh 5

4. Trò chuyện cùng con: Một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến thành tích học tập của trẻ là động lực học tập của chúng. Nếu con mất động lực học tập, các nhiệm vụ như hoàn thành bài tập về nhà và chuẩn bị cho bài kiểm tra trở nên thực sự khó khăn, dẫn đến kết quả kém. Một trong những cách tốt nhất để giúp đỡ trẻ là trò chuyện với chúng để xác định nguyên nhân khiến trẻ thiếu hứng thú học tập. Đôi khi, tất cả những gì trẻ cần là một người lắng nghe, ủng hộ hơn là ai đó giảng giải cho chúng về tầm quan trọng của việc đạt điểm tốt. Ảnh: Freepik.

con bi diem kem anh 6

5. Động viên trẻ: Cổ vũ, động viên rất quan trọng với những đứa trẻ không đạt được kết quả tốt như mong đợi. Cha mẹ hoàn toàn có thể công nhận điểm B trong môn nghệ thuật, sự chuyên cần và thái độ tích cực của trẻ. Khi trẻ cảm thấy được công nhận trong những lĩnh vực mà chúng đang làm tốt, chúng sẽ có động lực và muốn làm tốt hơn trong những môn học mà chúng cần cải thiện. Ảnh: Freepik.

con bi diem kem anh 7

6. Tìm thêm sự trợ giúp cho trẻ: Có nhiều cách để hỗ trợ trẻ cải thiện thành tích học tập, và một trong những phương pháp hiệu quả là tìm đến sự giúp đỡ từ bên ngoài, ví dụ như gia sư. Gia sư có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với từng cá nhân, giúp trẻ hiểu bài nhanh hơn và nắm vững kiến thức tốt hơn. Ngoài cha mẹ và giáo viên, trẻ cũng nhận thêm sự động viên và khích lệ thường xuyên, giúp con tự tin hơn vào khả năng của mình. Ảnh: Freepik.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Làm gì để con bạn cai nghiện điện thoại?

Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều có thể gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Để chấm dứt tình trạng này, cha mẹ nên có kế hoạch và chiến lược cụ thể.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm