Từ quê hương Medan, Indonesia, bà gọi điện cho mẹ tôi và nói có thể đã bị viêm phổi. Bà cảm thấy không khoẻ và đang ho ra máu.
Tôi hỏi mẹ: "Có khi nào bà đã nhiễm Covid-19 không?".
Tràn ngập trong tôi là cảm giác hoang mang và tội lỗi. Tôi ước rằng có thể giúp được gì đó.
Người thân rời đi, người giúp việc ở lại
Gia đình tôi không thể chắc chắn liệu bà có nhiễm Covid-19 hay không. Các bệnh viện địa phương đã hoạt động hết công suất và họ từ chối tiếp nhận bà.
Mẹ nói với tôi rằng đã bảo dì và các cháu tạm di tản. Thay vào đó, mẹ hướng dẫn để cô giúp việc Atun (tên đã thay đổi) ở lại chăm sóc cho bà. Cô Atun đến từ Đông Java, cách nhà bà tôi khoảng 2.000 km. Cô ấy đã làm việc cho gia đình bà tôi hơn 2 năm trước.
Người giúp việc phải làm nhiều công việc khó khăn giữa đại dịch. |
Tôi nghĩ ngay trong đầu mình: "Vậy là mẹ coi dì và những đứa trẻ cần được bảo vệ, còn cô Atun thì không?". Quan điểm của mẹ thường thấy ở nhiều người châu Á thế hệ cũ, họ mang thành kiến sâu sắc về tầng lớp xã hội. Còn tôi, giống như những người châu Á trẻ tuổi khác, biết rằng những gì mẹ nói là sai nhưng không biết phải phản ứng thế nào.
Mẹ rõ ràng rất đau khổ và cả gia đình tôi đang lo lắng cho tình trạng của bà. Đây thực sự không phải là một tình huống dễ dàng cho bất kỳ ai. Nhà chúng tôi chỉ ở tầng lớp trung lưu, các bệnh viện đã chật kín và đại dịch vẫn chưa hề thuyên giảm.
Tình cảnh này như thách thức xã hội nhằm kiểm tra đạo đức của tôi. Tôi cảm thấy mình là một người tồi tệ. Tôi không thể giúp gì cho bà nhưng lại tức giận khi một người giúp việc buộc phải ở lại với bà.
"Cô Atun là người giúp việc nhưng cũng là một con người mà", tôi không giấu nổi sự bực tức với mẹ.
Tôi nói rằng ít nhất, gia đình nên đảm bảo rằng cô Atun đã được tiêm phòng đầy đủ, trang bị đồ bảo hộ và cho cô ấy được lựa chọn việc có ở bên cạnh bà hay không. Chúng tôi phải trả thêm tiền nếu cô ấy đồng ý. Và nếu cô ấy từ chối, chúng tôi cũng phải khẳng định điều này sẽ không ảnh hưởng đến việc làm sau này.
Người giúp việc mặc định phải làm những công việc nguy hiểm đến sức khoẻ. |
Mẹ đã đánh tôi.
"Tôi nghĩ tôi là ai vậy? Tôi đã đóng một xu nào cho bố mẹ, những người đã hy sinh tất cả để nuôi tôi chưa? Tôi có quyền gì để phán xét quyết định của họ? Họ có yêu cầu tôi đóng góp để chăm sóc bà hay không? Phải chăng tất cả những gì tôi quan tâm là bản thân mình và những tư tưởng phương Tây mà tôi có được từ quá trình học tập ở nước ngoài?".
Những suy nghĩ đó hằn lên trong đầu tôi. Tôi không biết phải làm gì khác. Tôi cảm thấy tồi tệ khi nói những điều đó với mẹ và cũng sẽ cảm thấy tồi tệ nếu giữ im lặng.
Người giúp việc không được đối xử bình đẳng
Nhưng tôi chắc chắn một điều rằng tôi không đơn độc khi phải trải qua sự mâu thuẫn tâm lý ấy.
Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta thấy rõ rằng hầu hết thời gian, những người giúp việc không được gia đình chủ đối xử bình đẳng.
Nhiều phương tiện truyền thông Indonesia đưa tin những người giúp việc rất dễ bị phơi nhiễm virus vì họ thường xuyên phải làm những công việc rủi ro nhất như chăm sóc người già hoặc làm việc vặt ở nơi công cộng. Trong khi đó, họ không được trang bị những biện pháp bảo vệ và cũng không có bảo hiểm y tế.
Thậm chí, nhiều người giúp việc phải dùng tiền lương ít ỏi để tự mua khẩu trang và nước rửa tay cho mình. Họ cũng chính là những người đầu tiên sẽ mất việc mà không được báo trước nếu như kinh tế trì trệ.
Người giúp việc dễ dàng mất việc khi kinh tế trì trệ. |
Những người giúp việc thường đến từ các vùng nông thôn với trình độ học vấn, nguồn lực và cơ hội việc làm bị hạn chế. Họ được thuê toàn thời gian, sống cùng gia đình chủ.
Họ làm đủ thứ việc nhà: rửa bát, giặt giũ, dọn dẹp phòng tắm, mua sắm, nấu ăn và trông trẻ. Họ dậy trước bình minh và không ngừng làm việc cho đến khi đi ngủ. Họ bị trả mức lương ít ỏi và nhiều người còn không có ngày nghỉ.
Mẹ tôi thường khoe về việc bà rất hào phóng trả lương cao và mua quà cho người giúp việc. Mẹ không mắng mỏ cũng không bao giờ đánh đập họ. Mẹ nghĩ rằng mình nên được khen ngợi về điều này.
Nhưng khi nói đến những lúc sinh tử, như tình huống của bà tôi, rõ ràng là mẹ đã đánh giá tính mạng của cô Atun thấp hơn so với cuộc sống của dì, các cháu và bà.
Tôi đang sống ở Singapore và không có giúp việc, nhưng trải nghiệm sống đã giúp tôi hiểu ra thực tế về sự đối xử bất công của nhiều gia đình châu Á. Bất cứ khi nào nghe bạn bè của mình chế nhạo thói quen của những người giúp việc, tôi đều gọi họ ra nói chuyện. Đó là lý do tại sao tôi cũng gọi mẹ tôi ra ngoài. Có thể khó thay đổi suy nghĩ của mọi người nhưng tôi hy vọng rằng họ đang lắng nghe. Vì vậy, tôi sẽ tiếp tục nói.