Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Con gái kết hôn 3 lần vẫn ăn bám mẹ già hơn 90 tuổi ở Trung Quốc

Mạng xã hội Trung Quốc đang chia sẻ câu chuyện về người phụ nữ gần 60 tuổi vẫn không thể sống tự lập vì mẹ quá chiều chuộng.

Theo trang 163, Xiong Li sinh năm 1967, là con út trong một gia đình bình thường ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Kinh tế không khá giả, nhưng Xiong Li được nuông chiều.

Từ khi còn nhỏ, Li không phải lo chuyện đồng áng mà chỉ có anh chị trong nhà làm việc. Những đứa trẻ khác phải mặc quần áo cũ, trong khi cô được mua đồ mới hàng năm.

Năm Xiong Li 13 tuổi, cha cô đột ngột qua đời. Mất đi trụ cột kinh tế khiến gia cảnh càng thêm khốn khó. Tuy vậy, mẹ cô đã đặt hết gánh nặng lên vai 5 người anh chị. Người anh cả có trách nhiệm chu cấp cho cả nhà, cho đến khi những người con sau lớn hơn và có thể đi làm.

Dần dần, những đứa con lớn lên, đi làm, thường gửi tiền về cho mẹ. Riêng Xiong Li được mẹ cưng chiều, không muốn cô phải bươn chải bên ngoài. Những đứa con lớn không biết mẹ đã dùng hết số tiền được chu cấp để mua quần áo, đồ tiện nghi cho em út.

Không có áp lực gì, Li bỏ học ở nhà và sống nhờ số tiền mẹ đưa.

Xiong Li lần lượt ly dị 3 người chồng và trở về sống ăn bám vào mẹ .

Năm 1986, cô kết hôn với người chồng giàu có. Tuy nhiên, hạnh phúc đó không kéo dài. Chỉ sau một thời gian ngắn, chồng của Li không thể chịu đựng được tính cách phù phiếm của vợ. Ông đệ đơn ly hôn và trả 140.000 NDT tiền bồi thường.

Ở thời điểm đó, khoản tiền lớn đủ để Li mua nhà, có cuộc sống no đủ nếu biết tính toán. Nhưng cô đã tiêu hết sạch trong vòng 2 năm.

Không biết làm việc gì, cô về nhà với mẹ đẻ và tiếp tục tìm kiếm người đàn ông khác. Sau đó, cô gặp được người chồng thứ 2, cũng là ông chủ giàu có. Không lâu sau, hai người lại ly hôn.

Kết thúc cuộc hôn nhân thứ 2, Li đã ngoài 30, cô đành chấp nhận lấy một nam công nhân dọn dẹp - người không có nhiều tiền để chu cấp cho vợ. Lần này, Li là người chán nản, chủ động ly dị và lại về sống với mẹ đẻ.

Trải qua ba lần kết hôn rồi li hôn, Xiong Li trở thành "đứa trẻ to xác", được mẹ chăm sóc, dồn cho toàn bộ tiền lương hưu, tiền đền bù ngôi nhà và tiền các anh chị cho mẹ dưỡng già.

Gần 60 tuổi, Xiong Li vẫn để người mẹ già hơn 90 tuổi đi chợ, nấu cơm.

Trong lúc làm việc nhà, người mẹ bị ngã gãy chân. Xiong Li không biết phải làm gì, đành gọi cho các anh chị lớn. Lúc này, tất cả mới ngã ngửa khi mẹ không có chút tiền tiết kiệm nào. Xiong Li đã tiêu hết tất cả.

Thế hệ ăn bám

Những câu chuyện như trên không hiếm, thậm chí còn trở thành một vấn đề tại xã hội Trung Quốc.

Năm 2022, Weibo từng đưa tin về người mẹ 60 tuổi ở thành phố Hứa Xương, Trung Quốc phải chật vật kiếm tiền để chu cấp cho cậu con trai 27 tuổi. Theo đó, vì không muốn đi làm, Yafei chọn "ở nhà cho yên tâm".

Sự việc căng thẳng tới mức tổ công tác xã hội của địa phương phải đến nhà hòa giải. Cuối cùng, họ nhận thấy dù con đã là một người đàn ông trưởng thành, hoàn toàn có thể tự lo cho mình và làm chủ cuộc sống, nhưng người mẹ lại luôn vô thức giúp đỡ con mọi chuyện, điều này làm tăng cảm giác phụ thuộc.

an bam cha me anh 1

Việc chăm bẵm cho con cái xuất phát từ tình thương song cũng trở thành con dao 2 lưỡi gây hại cho đứa trẻ. Ảnh: Korea Times.

The Paper gọi nhóm người trưởng thành nhưng không muốn lao động này là "ẩn sĩ" ở đô thị. Đến tuổi trưởng thành, nhiều người vẫn không biết cách tự chăm sóc bản thân, chật vật xoay xở cuộc sống một mình.

Tờ này từng ghi nhận trường hợp người đàn ông tên Xiaoxing (27 tuổi), từng theo học trường đại học thuộc "Dự án 985" - đề án xây dựng các trường đại học trọng điểm của Trung Quốc và mang tầm cỡ quốc tế, nhưng sau tốt nghiệp, anh không có công việc chính thức, thường xuyên ở lì trong phòng, xem phim truyền hình và chơi điện tử.

Nhu cầu vật chất của Xiaoxing không cao, tiền thuê trọ mỗi tháng vài trăm nhân dân tệ, anh cũng không mua quần áo mới và hiếm khi chịu ra ngoài đi chợ nấu ăn. Tổng số tiền chi tiêu của người này chưa đến 20.000 nhân dân tệ.

"Miễn là tôi không tiêu tiền, không ai có thể ép tôi đi làm", Xiaoxing nói với phóng viên

Theo The Paper, các chuyên gia cho rằng những đặc điểm như trốn tránh bản thân, thiếu mục tiêu, không biết giá trị và ý nghĩa cuộc sống dường như là điều khó hiểu. Một phần lý do là họ thiếu các kỹ năng cần thiết đến từ việc đã quen với việc có cha mẹ làm hộ, dẫn đến thói ỷ lại.

Tại Đài Loan, cụm từ "thế hệ dâu tây" ra đời để ví von những người trẻ sinh trong môi trường tốt, được chăm bón cẩn thận. Lớp trẻ này có vẻ ngoài đẹp đẽ, đắt giá nhưng đồng thời dễ bị bầm dập, gục ngã trước thử thách.

"Thế hệ dâu tây" là kết quả từ việc nuôi dạy của những bậc cha mẹ từng trải qua khó khăn trong cuộc sống. Họ hình thành suy nghĩ bù đắp cho con, không muốn đứa trẻ thiệt thòi, chỉ yêu cầu chăm chỉ học và không cần làm việc nhà.

Thế hệ bi quan ở những quốc gia giàu có nhất

Trong khi thanh niên Trung Quốc chọn "nằm yên", giới trẻ Mỹ cũng không còn muốn cạnh tranh cho sự nghiệp. Họ không còn tin vào nền kinh tế, chỉ muốn cân bằng cuộc sống.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm