Con nhỏ chửi thề là điều mà rất nhiều cha mẹ gặp phải trong quá trình nuôi dạy con. Đôi khi, chính các con cũng không hiểu lời chửi thề đó có nghĩa là gì nhưng vẫn bắt chước vì thấy người khác làm như vậy, theo Harvard Health. Năm 2013, một nghiên cứu được công bố trên University of Illinois Press chỉ ra rằng đến năm 8 tuổi, trẻ nhỏ có thể "học được" 54 từ cấm kỵ của người lớn. Đến năm 11-12 tuổi, cách dùng những từ không hay của các em sẽ bắt đầu giống người lớn hơn. Ảnh: Shutterstock. |
Theo tiến sĩ Jacqueline Sperling, giảng viên tại trường Y Harvard, bắt chước là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Các em quan sát, lắng nghe những điều người lớn làm và bắt chước, từ những hoạt động nhỏ như cách nói chuyện, cách phản ứng khi gặp sự cố hay thậm chí là cách chửi thề. Nếu con bạn có dấu hiệu chửi thề quá nhiều, bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp sau. Ảnh: Shutterstock. |
1. Giữ bình tinh: Nếu phát hiện con nói những điều bạn không mong muốn, bạn nên giữ bình tĩnh trước khi nói chuyện để tránh làm tổn thương con. Giáo sư Eugene Beresin tại trường Y Harvard đề xuất cha mẹ có thể hỏi con rằng "con cảm thấy như thế nào khi nói những lời đó", đồng thời giúp con định nghĩa đó là cảm xúc gì, ví dụ như tức giận hoặc thất vọng. Ảnh: Pexels. |
2. Cùng nhau giải quyết vấn đề: Khi đã giúp con định nghĩa cảm xúc, cha mẹ nên hỗ trợ con giải quyết cảm xúc đó theo một hướng khác thay vì chửi thề. Ví dụ, bạn có thể dẫn dắt con bằng các câu hỏi gợi mở như "Con nên nói như thế nào nếu con đang ở trường hoặc ở nhà ông bà", "Thay vì nói những lời đó, con có thể nói điều gì khác nhỉ?". Giáo sư Beresin nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của cha mẹ là cung cấp cho con những "công cụ" để con biết nên làm gì và nói gì trong những tình huống tương tự. Ảnh: Pexels. |
3. Chỉ cho con những điều được phép làm: Nếu con chửi thề với một ai đó, bạn nên cho con hiểu đó là hành vi không thể chấp nhận được vì như vậy cũng là một kiểu tấn công người khác. "Con chửi thề cũng như con đang tấn công họ bằng lời nói. Ai cũng mắc lỗi nhưng con không thể vì vậy mà nói lời khó nghe với họ", bạn có thể nói với con như vậy. Ảnh: Pexels. |
4. Đặt các câu hỏi để hiểu con hơn: Ngoài việc giải thích về hành vi chửi thề, bạn cũng nên đặt một số câu hỏi để lắng nghe con chia sẻ suy nghĩ của bản thân. Ví dụ, bạn có thể hỏi con rằng: Con nghĩ những lời con nói sẽ khiến đối phương cảm thấy thế nào; con cảm thấy thế nào khi nói những điều đó; con sẽ cảm thấy thế nào nếu họ nói xin lỗi... Những câu hỏi này cũng là cách phù hợp để dạy con về sự đồng cảm và bạn đừng quên dành lời khen nếu con bày tỏ những suy nghĩ, sự đồng cảm của mình. Ảnh: Pexels. |
5. Hãy rõ ràng: Đôi khi, trẻ không hiểu chửi thề là gì, là điều tốt hay điều xấu. Nếu giải thích mà con vẫn chưa hiểu, bạn có thể nói rõ với con rằng chửi thề là điều không nên và không được phép thể hiện trước mặt người khác hoặc ở nơi đông người như trường học bệnh viện... Dạy con về vấn đề chửi thề cũng là một cách để tạo cho con cơ hội, môi trường bày tỏ cảm xúc cá nhân, đồng thời xây dựng kỹ năng xã hội cần thiết cho cuộc sống. Ảnh: Pexels. |
Sách dành cho thời thanh xuân đã qua của bạn
Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ "tuột xích", về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.