Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cơn sốt tậu xe sang hậu Covid-19

Sự phục hồi từ đại dịch toàn cầu đang đưa doanh số bán hàng của các nhà sản xuất ôtô hạng sang lên mức cao chưa từng thấy, do nhu cầu gia tăng từ giới giàu có trên thế giới.

Felipe Munoz, đến từ công ty nghiên cứu thị trường Jato Dynamics, cho biết giống như những người có thu nhập trung bình trên toàn thế giới, tầng lớp giàu có cũng cắt giảm chi tiêu trong năm 2020. Doanh số bán hàng cho nhóm này giảm 2 con số đối với các nhà sản xuất của những dòng ôtô được săn đón nhất, theo Japan Today.

“Đối với những người giàu có, vấn đề không phải là tình hình tài chính khủng hoảng, mà chủ yếu là họ không thể ra khỏi nhà. Họ chỉ trì hoãn việc mua hàng”, Munoz nói.

Con sot xe sang hau Covid-19 anh 1

Giới giàu có trên thế giới gia tăng nhu cầu mua xe sang hậu Covid-19. Trong ảnh là chiếc Lamborghini Sian lăn bánh trên đường phố Anh. Ảnh: Motor1.

Sự phục hồi đối với siêu xe hàng hiếm được trông thấy vào quý 4 năm 2020.

Doanh số bán hàng vào năm ngoái của thương hiệu Lamborghini, do hãng Volkswagen sở hữu, đã vượt kỷ lục năm 2019 lên 7.430 xe, được thúc đẩy bởi chiếc SUV Urus có giá từ khoảng 200.000 euro (220.000 USD).

Các nhà máy đóng cửa đồng nghĩa với việc doanh số bán hàng của công ty Ferrari giảm 10% trong năm ngoái, xuống còn 9.119 xe.

Tuy nhiên, các ông chủ nói rằng thương hiệu ngựa đen hiện có “danh sách đặt hàng ở mức kỷ lục”, được thúc đẩy bởi chiếc SF90 Stradale trị giá từ 450.000 euro, cũng như chiếc Monza hai chỗ, không kính chắn gió, được cho là có giá khoảng 1,7 triệu euro.

Ferrari hy vọng đạt mốc 10.000 chiếc vào năm tới.

Nhà phân tích Guillaume Crunelle của công ty Deloitte cho biết: “Thị trường xe sang vẫn có những quy tắc và đối tượng khách hàng rất cụ thể. Hành vi tiêu dùng có liên quan nhiều hơn đến tình huống cá nhân, sự giàu có của họ đang phát triển như thế nào hơn là xu hướng thị trường”.

“Sau một năm, túi tiền của nhiều người khá rủng rỉnh để chi tiêu”, Muller-Otvos, Giám đốc điều hành Rolls-Royce Torsten, nói với AFP.

Tuy nhiên, ông chủ của công ty con BMW cũng nhìn thấy hậu quả của đại dịch trong cách mua hàng của mọi người.“Khá nhiều khách hàng của chúng tôi nói rằng Covid-19 đã dạy họ bài học rằng cuộc sống có thể dễ dàng kết thúc vào ngày mai và bây giờ là lúc để tận hưởng cuộc sống”.

Con sot xe sang hau Covid-19 anh 2

Doanh số bán hàng của các nhà sản xuất ôtô hạng sang vượt lên mức cao chưa từng thấy. Nguồn: Mbare Times.

Tuần trước, thương hiệu lâu đời của Anh ra mắt mô hình lấy cảm hứng từ du thuyền - Boat Tail. Cho đến nay, họ mới chỉ chế tạo 3 chiếc và sẽ không tiết lộ giá.

Muller-Otvos nói rằng chiếc xe mới “tinh tế hơn nhiều” so với phiên bản tùy chỉnh cuối cùng của hãng, chiếc Sweptail, có giá 13 triệu USD.

Crunelle của Deloitte chỉ ra rằng một trong số dòng sản phẩm đắt giá nhất của Rolls-Royce đã cuốn theo xu hướng phát triển của SUV và ý thức về môi trường chuyển sang điện khí hóa.

Phân tích của Jato Dynamics cho thấy xe thể thao chỉ chiếm 5% doanh số bán xe hạng sang trong năm ngoái, trong khi thị phần xe SUV lần đầu tiên vượt xa xe coupe.

Tại Anh, Bentley và McLaren đã sa thải hàng nghìn công nhân khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát. Chỉ riêng Bentley đạt doanh số kỷ lục 11.000 chiếc nhờ chiếc SUV Bentayga trị giá 200.000 euro.

Rolls-Royce đã chứng kiến sự tăng trưởng tốt nhất từ trước đến nay vào quý đầu tiên của năm 2021, nhờ chiếc coupe New Ghost và SUV Cullinan nặng 2,6 tấn, trị giá 350.000 euro - đắt đỏ nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, chiếc Aston Martin yêu thích của tài tử James Bond đã trở lại từ bờ vực phá sản.

Muller-Otvos của Rolls-Royce cho biết xe sản xuất cho năm nay đã được đặt hết.

Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn là thị trường vững chắc cho các thương hiệu cao cấp, nhưng Trung Quốc là nơi có thể tìm thấy phần lớn sự tăng trưởng.

Crunelle nói: “Ôtô vẫn là dấu hiệu rất quan trọng về địa vị ở quốc gia tỷ dân này”.

Munoz dự đoán với ngày càng nhiều triệu phú và tỷ phú ở Trung Quốc mỗi năm, xu hướng này có khả năng tiếp tục.

Cái chết của một nhân viên phơi bày văn hóa làm việc độc hại ở Hàn

Một nhân viên của Naver, cổng thông tin hàng đầu Hàn Quốc, được phát hiện chết vào tuần trước, sau khi phàn nàn bản thân bị căng thẳng vì làm việc quá sức.

Thiên Nhi

Bạn có thể quan tâm