Chuyện biếng ăn của con luôn là mối quan tâm hàng đầu của mẹ. Khi con vào lớp 1, câu chuyện này bỗng chốc thăng cấp từ “trăn trở” sang “đau đầu”, khiến các mẹ khóc dở mếu dở tìm giải pháp.
Nếu giới trẻ kêu trời khi bị so sánh với “con nhà người ta”, thì các bà mẹ trẻ cũng chịu nhiều áp lực khi con mình bị đặt lên bàn cân với “con nhà hàng xóm”. Cha mẹ nào cũng muốn con khỏe mạnh, thông minh, nhưng việc ăn uống của mỗi đứa trẻ lại không hề giống nhau. Với trẻ biếng ăn, con thấp bé, nhẹ cân là hệ quả ai cũng thấy. Còn với bậc sinh thành, họ có nhiều hơn một nỗi lo khi con bị biếng ăn.
Bé Khánh Chi nhà chị Giang (31 tuổi, Hà Nội) biếng ăn đã 2 năm nay. Chị lên khắp các diễn đàn làm cha mẹ hỏi xin bí quyết nhưng vẫn không thể khắc phục tình trạng này. May mắn vì có cô giáo xúc ăn cho bé hàng ngày nên chị cũng buông xuôi.
Tuy nhiên, mấy ngày nay chị lại lo lắng không ngủ được. Tháng 9 này, Khánh Chi đã vào lớp 1. Bé học trường công, một lớp có 40 bạn. Cô giáo dù “có tâm” cũng không đủ sức xúc cơm cho từng cháu, nên chắc chắn Khánh Chi cũng không phải ngoại lệ. “Trước đây mỗi buổi trưa là cô, mỗi buổi tối là mẹ, phải ngồi cạnh đút từng thìa mới ép con ăn được lưng bát. Để con tự xúc thì cả tiếng chắc không được vài thìa. Vào lớp 1 phải học bán trú, buổi trưa phải tự ăn rồi mới đi ngủ. Mình lo con ngồi cả trưa mà không ăn hết bát cơm”, chị Giang chia sẻ.
Không chỉ sợ con biếng ăn dẫn đến nhẹ cân, chị Giang còn lo thói quen này ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé, cụ thể là việc thiếu năng lượng, thiếu chất và sức đề kháng kém hơn khi thay đổi môi trường, thời tiết.
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, bởi khi trẻ biếng ăn, số thức ăn nạp vào ít, hệ tiêu hóa yếu nên không chuyển hóa thành các dưỡng chất cần thiết tham gia vào hệ miễn dịch. Lấy ví dụ với axit amin - một trong những thành phần có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, nhưng có những axit amin cơ thể không thể tự tổng hợp được và phải lấy từ nguồn protein bên ngoài. Để có được những acid amin này, hệ tiêu hóa của trẻ phải tiêu hóa được protein từ thịt cá... Với trẻ biếng ăn, chức năng tiêu hóa sẽ gặp nhiều khó khăn do thiếu các vi chất hỗ trợ cho hệ tiêu hóa như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), lysin, kẽm...
Cùng nỗi lo với chị Giang, vợ chồng anh Đạt - chị Mai (Hà Nội) cũng trăn trở nhiều khi bé Hồng Duy (6 tuổi) vừa biếng ăn, lại vừa khó ăn. Bé ăn rất ít, kể cả các loại đồ ăn vặt mà đứa trẻ nào cũng mê như bim bim, kẹo bánh… Vậy nên với các bữa chính, sự lựa chọn của bé lại càng ít.
Trước mỗi bữa ăn, chị Mai thường hỏi bé thích ăn gì, sau đó chế biến các món ăn đa dạng và hợp khẩu vị bé, ấy vậy mà Hồng Duy vẫn chỉ ăn rất ít. “Tôi đang tính đến chuyện dậy sớm nấu đồ ăn, mang đến lớp nhờ cô cho con ăn, nhưng sợ con khác biệt quá với các bạn, thành ra tiền lệ xấu, khiến con khó hòa nhập và cô giáo không thoải mái. Giờ thật sự là đau đầu nghĩ giải pháp giúp con đỡ biếng ăn”, chị Mai nói.
![]() |
Quay lại câu chuyện của chị Giang, vì không thể quan tâm đến bữa trưa của con khi bé học bán trú, chị quyết định sẽ cố cho con ăn nhiều nhất có thể vào buổi tối. Vài ngày đầu có hiệu quả, bé Khánh Chi ăn được nhiều hơn bình thường, nhưng sau đó, bé bắt đầu chán, tìm cách trốn tránh ăn, thậm chí kêu đau bụng mỗi khi ăn.
“Trước đây, tôi bón cho con ăn cũng phải được lưng bát, nhưng vài ngày nay có xúc con cũng không muốn ăn. Nhiều lúc, hai mẹ con ngồi ở bàn ăn đến 2 tiếng chưa xong bữa tối. Đôi khi con còn kêu đau bụng mà tôi không biết là thật hay giả nên càng lo lắng”, chị Giang trăn trở.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc nhồi nhét cho bé ăn một bữa thật nhiều để bù đắp cho những bữa ăn ít hơn là không khoa học, thậm chí ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Điều này khiến dạ dày quá tải, gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến việc học tập và hoạt động của bé, về lâu dài có thể dẫn đến chứng khó tiêu, đầy hơi và đau dạ dày.
Việc ăn quá nhiều trong một bữa cũng không giúp bé hấp thu được nhiều năng lượng, bởi cùng thời điểm, cơ thể chỉ hấp thu được một lượng dinh dưỡng nhất định. Nếu quá nhiều thức ăn, bộ máy tiêu hoá phải làm việc nặng nhọc, không chỉ không tốt cho sức khoẻ mà còn phản tác dụng.
Với các bé mới vào lớp 1, việc chuyển cấp từ mầm non lên tiểu học cũng là bước thay đổi lớn về mọi mặt: Chế độ sinh hoạt, vui chơi, học tập... Bé cần có một khoảng thời gian nhất định để thích nghi dần với sự thay đổi này, trong đó có ăn uống.
Ngoài tìm hiểu nguyên nhân, các bậc cha mẹ cũng cần tìm kiếm biện pháp giải quyết tận gốc vấn đề. Việc tập cho bé tự lập hơn là điều cần thiết. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần sửa đổi các thói quen chưa tốt ảnh hưởng đến việc ăn uống của con: Không xem tv, iPad khi ăn; ăn đúng bữa với thời gian ăn vừa phải (20-30 phút), không xúc cho con ăn… Các món ăn cũng cần được biến đổi đa dạng cả về hình thức và chất lượng, kích thích vị giác tối đa.
Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Chán ăn không chỉ là triệu chứng, mà còn là một bệnh lý với nhiều hình thức, biểu hiện khác nhau. Điều cốt lõi là cần khắc phục bệnh lý đó bằng việc bổ sung sản phẩm dinh dưỡng đặc trị phù hợp. Trong số các sản phẩm đặc trị biếng ăn, không thể bỏ qua Pedia Plus của NutiFood - sản phẩm đã được xuất khẩu sang Mỹ và được kiểm định về chất lượng.
Sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn FDA của Hoa Kỳ, Pedia Plus đã được các chuyên gia dinh dưỡng Việt nghiên cứu và chứng minh lâm sàng về hiệu quả cải thiện biếng ăn sau 8 tuần, phù hợp với thể trạng của trẻ em Việt. Theo đó, sản phẩm không chỉ giúp bé tăng chiều cao, cân nặng mà còn giúp 96% bé thiếu máu dinh dưỡng và 91% bé thiếu vitamin A tiền lâm sàng trở lại trạng thái sức khỏe bình thường sau 16 tuần.
Với dạng hộp pha sẵn ở nhiều định mức, cha mẹ có thể giúp trẻ bổ sung dinh dưỡng đặc trị một cách dễ dàng mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi đi học. Song song với việc bổ sung sản phẩm đặc trị, các mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn thực phẩm nấu ăn cho trẻ, và khuyến khích bé vận động với các môn thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày để cơ thể tiêu hao năng lượng, kích thích cảm giác thèm ăn.
Bé Hồng Duy sau một thời gian uống Pedia Plus đã bắt đầu ăn được nhiều hơn trong các bữa tối dù bố mẹ không ép. Anh Đạt phấn khởi: “Không biết vợ tôi nghe ai mách sản phẩm đặc trị biếng ăn Pedia Plus nên mua về cho con uống. Bữa sáng, tôi vẫn cho con ăn bình thưởng, uống thêm một hộp nhỏ 110 ml thôi để con quen dần. Tôi còn bỏ thêm một hộp loại 180 ml và chút bánh kẹo vào cặp sách để con dùng thêm cho bữa trưa hoặc bữa xế. Tối về, để khẩu phần không ‘nặng đô’ quá ảnh hưởng tiêu hóa, vợ chồng tôi không ép con ăn thêm. Tối trước khi đi ngủ con chỉ cần uống thêm một hộp Pedia Plus loại 237 ml là được”.
Theo anh Đạt, việc bổ sung sản phẩm đặc trị này rất hiệu quả với bé Duy, vì bé nghĩ không cần ăn chỉ cần uống thêm sữa là được. Định lượng sữa tăng dần và được bố trì phù hợp 3 bữa trong ngày cũng giúp bé cảm thấy thích ăn hơn, tình trạng kén chọn khi ăn cũng giảm bớt. “Tôi nghe nói sau 8 tuần bổ sung sản phẩm đặc trị mới đạt hiệu quả tốt nhất, nên hai vợ chồng cố gắng duy trì đến cùng, mong đạt hiệu quả tốt nhất”, anh Đạt nói thêm.
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một “định mức” về sức khỏe, chiều cao, cân nặng và trí tuệ khác nhau. Không đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào, nên trên hành trình nuôi dưỡng con trưởng thành, cha mẹ cần có các biện pháp chăm sóc phù hợp. Đặc biệt với những trẻ biếng ăn, trước ngưỡng cửa “đại học chữ to”, thì bên cạnh sự đồng hành còn là sự thấu hiểu. Hãy tìm đúng biện pháp để giúp con vượt qua chứng biếng ăn không nước mắt.
![]() ![]() |