Nghiên cứu do TS Fatimah Dawood, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) thực hiện, công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics. Theo nghiên cứu, trẻ em có nguy cơ bị lây nhiễm nCoV tương tự người lớn. Nghiên cứu dựa trên phân tích dữ liệu từ người lớn, trẻ em sống tại thành phố Utah, New York (Mỹ).
Nghiên cứu mới được thực hiện trong thời gian tháng 9/2020-4/2021, gồm dữ liệu về 1.236 người từ 310 hộ gia đình khác nhau ở thành phố New York và một số quận ở Utah. Những gia đình này có một hoặc nhiều con.
TS Dawood và nhóm cộng sự đã xem xét kỹ tỷ lệ mắc Covid-19 và phát hiện trong các hộ gia đình có ít nhất một F0, nguy cơ có lây nhiễm thứ phát là 52%. Khi phân tích tỷ lệ mắc Covid-19 theo nhóm tuổi, kết quả lần lượt là: Trẻ <4 tuổi (6,3%), 5-11 tuổi (4,4%), 12-17 tuổi (6%), người trên 18 tuổi (5,1%).
Từ đó, nhóm tác giả nhận thấy nguy cơ lây nhiễm giữa trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn không có sự khác biệt. Thậm chí, trẻ nhỏ còn có nguy cơ cao nhất (6.3%).
Khi các nhà nghiên cứu phân tích số F0 không triệu chứng ở các nhóm tuổi, kết quả như sau: Trẻ <4 tuổi (52%), 5-11 tuổi (50%), 12-17 tuổi (45%), người lớn (12%). Một nửa ca mắc Covid-19 ở trẻ em là không triệu chứng. Chính vì dữ liệu này, các nhà nghiên cứu khuyến cáo trẻ em mắc Covid-19 có thể bị bỏ sót, dẫn đến hiểu nhầm trẻ em có đề kháng mạnh với nCoV.
CNN dẫn lời TS.PGS Flor Munoz, chuyên gia bệnh truyền nhiễm trẻ em tại Bệnh viện Nhi Texas, người không tham gia dự án: “Nghiên cứu đã chứng minh trẻ em ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh đến thanh, thiếu niên đều có nguy cơ mắc Covid-19 như người lớn, song, chúng có ít triệu chứng bệnh hơn. Kết luận này làm thay đổi góc nhìn trước đó về việc trẻ em ít có nguy cơ lây nhiễm nCoV".
Đặc biệt, người dưới 18 tuổi, ngay cả trẻ nhỏ, cũng có thể lây virus sang cho người khác nếu chúng mắc bệnh.
Trước đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hệ miễn dịch bẩm sinh của trẻ thường ngăn chặn lây nhiễm nCoV từ sớm, tiêu diệt virus và không cho chúng nhân lên. Song, không phải tất cả trẻ em đều được bảo vệ trước Covid-19. Ngay cả trẻ hoàn toàn bình thường cũng có nguy cơ tử vong vì Covid-19.
Một số nghiên cứu phát hiện 30-70% trẻ em nhập viện vì Covid-19 có các bệnh lý tiềm ẩn như hội chứng Down, béo phì, phổi, tiểu đường, thiếu hụt miễn dịch. Trẻ sinh non, ung thư cũng có nguy cơ nguy cơ mắc bệnh, trở nặng cao hơn.
Theo bà Munoz, những phát hiện mới cần được xem xét kỹ và tính toán để điều chế vaccine Covid-19 cho trẻ nhỏ, thanh thiếu niên.
Các phát hiện được công bố chỉ một ngày sau khi hãng dược Pfizer gửi yêu cầu tới Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, xem xét phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 cho trẻ em 5-11 tuổi. Pfizer đề xuất trẻ trong nhóm tuổi này được tiêm vaccine Covid-19 của hãng với liều thấp hơn so với người lớn.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.