Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cứu người đàn ông nuốt tăm tre dài hơn 6 cm

Bệnh nhân 59 tuổi ở Cần Thơ được bác sĩ phẫu thuật lấy ra khỏi bụng cây tăm tre dài 6,5 cm. Người này có thói quen ngậm tăm tre, kể cả khi ngủ.

Ngày 19/1, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTWCT) cho biết các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực – Mạch máu vừa phẫu thuật lấy thành công chiếc tăm tre nhọn gây thủng thành ruột non của ông L.Q.M. (59 tuổi, ngụ Cần Thơ). Hiện, bệnh nhân đã tỉnh, không sốt, hết đau bụng.

Ngày 4/1, ông M. nhập viện với tình trạng sốt cao, đau vùng bụng bên phải, kèm theo ho nhiều. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ngực - bụng ghi nhận dị vật cản quang dạng đường đâm xuyên tĩnh mạch chủ dưới và cơ thắt lưng chậu phải. Ông M. cũng bị viêm phổi, tràn dịch màng phổi 2 bên.

Nuot tam tre anh 1

Bệnh nhân L.Q.M. đang điều trị tại BVĐKTW Cần Thơ. Ảnh: T.P.

Gia đình cho biết ông M. có thói quen ngậm tăm sau khi ăn và thỉnh thoảng trong khi ngủ. Trước khi nhập viện, bệnh nhân đau bụng kéo dài khoảng 3 tuần, ăn uống kém.

Khi nhập viện, ông M. có thể trạng suy kiệt, nhiễm trùng toàn thân nặng được hồi sức nội khoa tích cực. Các bác sĩ đã phẫu thuật, xẻ ổ áp xe cơ thắt lưng chậu phải lấy ra khoảng 50 ml mủ xanh đục. Bên trong ổ áp xe có một dị vật là chiếc tăm tre nhọn dài khoảng 6,5 cm.

Thạc sĩ, bác sĩ Liêu Vĩnh Đạt, Phó khoa Ngoại lồng ngực - Mạch máu, cho biết dị vật tiêu hóa là vấn đề lâm sàng thường gặp, có thể xảy ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em và người lớn tuổi thường nuốt các dị vật tiêu hóa.

Triệu chứng lâm sàng liên quan đến tình trạng dị vật ống tiêu hóa cũng khác biệt nhau, tùy vị trí dị vật vướng lại. Bệnh nhân có thể không có triệu chứng, trong trường hợp có triệu chứng thì dấu hiệu đau bụng là một trong những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên và thay đổi tính chất cơn đau tùy theo diễn tiến của dị vật.

Dị vật tiêu hóa thường gặp là xương cá, que tăm. Vị trí dị vật có thể nằm mọi nơi trên ống tiêu hóa nhưng thường gặp nhất là ruột non. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, dị vật có thể đâm thủng đường tiêu hoá gây nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng thực quản gây viêm trung thất, viêm phúc mạc do thủng ruột. Nếu thủng các tạng lân cận như động mạch chủ là biến chứng rất khó điều trị và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thế nào là chế độ ăn kiêng tốt nhất? Làm thế nào để ngừng lo lắng về cân nặng và tập trung vào việc sống lành mạnh? Để giải quyết mối quan tâm về vấn đề này, mục Sức khỏe của Zing giới thiệu bạn cuốn sách Chỉ dẫn để sống khỏe toàn diện của tác giả Shaun Francis. Sách sẽ giúp người đọc tập trung việc ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất và giữ tinh thần minh mẫn trong thời buổi bận rộn.

Người đàn ông thủng dạ dày do nuốt tăm tre

Chiếc tăm tre dài khoảng 5 cm đâm xuyên thành dạ dày của bệnh nhân gây tổn thương nghiêm trọng.

Việt Tường

Bạn có thể quan tâm