Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cứu nữ sinh 17 tuổi uống 100 viên thuốc Amlodipin

Nữ sinh nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, đau bụng dữ dội, khó thở, huyết áp tụt sau một ngày uống đến 100 viên thuốc.

Sau khi uống 100 viên thuốc hạ áp, nữ sinh được đưa vào viện trong tình trạng rất nguy kịch. Ảnh minh họa: Adobe Stock.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, nữ sinh 17 tuổi được đưa vào trong tình trạng nôn và đau bụng dữ dội kèm theo khó thở, da tái lạnh, huyết áp tụt, suy giảm chức năng tim.

Ngay khi vào viện, người bệnh được bù dịch, sử dụng thuốc co mạch liều cao để nâng huyết áp nhưng đáp ứng rất kém.

Theo lời kể của người nhà, bệnh nhân không mắc bệnh nền, 2 ngày nay có sốt, đau đầu và uống thuốc cảm cúm.

Từ kết quả thăm khám và xét nghiệm, các bác sĩ đã loại bỏ nguyên nhân gây trụy tim mạch do bệnh lý mà nghĩ nhiều đến ngộ độc thuốc.

Sau khi thăm hỏi, bệnh nhân cho hay chỉ một ngày trước đã uống 100 viên thuốc hạ huyết áp Amlodipin 5 mg (thuốc điều trị tăng huyết áp) với ý định tự tử.

Ngay lập tức, ê-kíp trực khoa Hồi sức tích cực 1 - Chống độc đã xử trí theo phác đồ ngộ độc thuốc chẹn kênh canxi. Sau 2 ngày điều trị tích cực, tình trạng huyết áp của bệnh nhân được cải thiện, chức năng tim tăng dần, giảm được thuốc co mạch.

Tuy nhiên, tác dụng giãn mạch của thuốc chẹn kênh canxi gây ra tình trạng tràn dịch đa màng, kèm theo suy tim cấp làm tình trạng suy hô hấp nặng hơn. Bệnh nhân phải thở máy không xâm nhập và được chọc dẫn lưu dịch màng phổi. Sau 10 ngày điều trị, người bệnh đã phục hồi sức khỏe và được cho ra viện.

Theo ThS.BS Đỗ Minh Thái, Trưởng khoa Hồi sức tích cực 1 - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Amlodipin là thuốc được kê đơn khá thường xuyên trong điều trị bệnh lý tăng huyết áp. Khi sử dụng quá liều, thuốc gây ra tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đánh trống ngực, chuột rút…

Trường hợp bệnh nhân này cùng lúc sử dụng một lượng lớn thuốc Amlodipin gây suy tuần hoàn nặng và nguy cơ tử vong cao.

"Đây là ca bệnh khó vì cháu còn ít tuổi, không liên quan đến sử dụng thuốc huyết áp. Đặc biệt, triệu chứng sốt, đau đầu và dùng thuốc cảm cúm tại nhà trước đó đã đánh lừa thầy thuốc theo một hướng chẩn đoán khác", bác sĩ Thái đánh giá.

Theo bác sĩ Thái, khoa Hồi sức tích cực 1 - Chống độc đã nhiều lần cứu sống các trường hợp trẻ vị thành niên tự tử bằng thuốc. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh nhân không qua khỏi hoặc để lại di chứng nặng.

Các em tuổi mới lớn tâm lý thường chưa ổn định, dễ bị mất kiểm soát hành vi khi gặp áp lực học tập, bạn bè, gia đình. Do đó, trong giai đoạn này, gia đình, thầy cô giáo, người thân cần quan tâm, chia sẻ và dành nhiều thời gian cho con em mình, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giúp các con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi mới lớn.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Bé trai đứt lìa ngón tay do dùng dao bổ mít

Do không cẩn thận khi dùng dao bổ mít, bé trai 6 tuổi đã bị đứt lìa 3 ngón tay. Tại bệnh viện, bé được khâu nối ngón tay ngay trong đêm.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm