Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa

Ung thư phụ khoa là loại ung thư xuất hiện bên trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Bệnh có thể di căn sang các vị trí khác nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Đau bụng, chướng bụng, chán ăn... kéo dài cũng được xem là dấu hiệu bệnh lý bất thường, cần đi khám để được chẩn đoán bệnh sớm. Ảnh minh họa: Freepik.

Một số chị em phụ nữ e ngại khi có bất thường vùng kin nên không đi khám và chủ quan dẫn đến tình trạng nặng, ung thư đã di căn khiến việc điều trị khó khăn. Vì vậy, việc phát hiện sớm vô cùng quan trọng.

Ung thư phụ khoa là bất kỳ loại ung thư nào xuất hiện bên trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Trong đó có 5 loại ung thư chính, gồm:

  • Ung thư cổ tử cung, bắt đầu ở cổ tử cung, phần dưới của tử cung (hoặc tử cung).
  • Ung thư buồng trứng, bắt đầu ở buồng trứng, nằm ở hai bên của tử cung.
  • Ung thư dạ con, xuất hiện trong tử cung có hình quả lê bên trong khung xương chậu phụ nữ, nơi lưu giữa bào thai.
  • Ung thư âm đạo, xuất hiện trong khoang âm đạo hình ống rỗng hay còn gọi là ống dẫn sinh.
  • Ung thư ruột kết, thường bắt đầu ở âm hộ, phần ngoài cơ quan sinh dục nữ, bao gồm cả môi trong và môi ngoài âm đạo, âm vật, và các tuyến của các bộ phận này.

Những dấu hiệu sớm ung thư phụ khoa

Các triệu chứng của ung thư phụ khoa có thể khác nhau tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư, nhưng có thể bao gồm:

- Chảy máu bất thường âm đạo

Chảy máu bất thường âm đạo là triệu chứng thường gặp nhất ở hầu hết các trường hợp được phát hiện mắc bệnh ung thu phụ khoa. Đặc biệt, hơn 90% phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung bị chảy máu bất thường.

Tuy nhiên, những bệnh lý khác ở "vùng kín" như viêm nhiễm phần phụ cũng có thể gây ra xuất tiết dịch âm đạo bất thường. Vì vậy, phải đi khám phụ khoa mới có thể xác định được nguyên nhân chính xác nhất.

ung thu phu khoa anh 1

Âm đạo tiết dịch bất thường thậm chí chảy máu, cảnh giác với ung thư phụ khoa. Ảnh minh họa.

- Dịch âm đạo có màu lạ hoặc lẫn máu

Dịch âm đạo bình thường khi có màu trắng trong hơi đặc, số lượng ít và không mùi hôi. Vào những ngày rụng trứng, dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn nhưng không thay đổi màu.

Đặc biệt chú ý nếu dịch âm đạo có máu, sẫm màu hoặc có mùi hôi khác lạ, thường báo hiệu tình trạng nhiễm trùng, thậm chí là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung hoặc nội mạc tử cung.

- Sụt cân không rõ nguyên nhân

Nếu không ăn kiêng hoặc áp dụng chế độ giảm cân mà tình trạng sụt cân đột ngột phải đi khám bác sĩ tìm nguyên nhân và có hướng xử trí phù hợp. Bởi tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân có thể là biểu hiện của ung thư hay một bệnh nghiêm trọng nào đó.

- Chán ăn, mệt mỏi kéo dài

Tình trạng chán ăn, mệt mỏi kéo dài cũng là vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe. Chán ăn có thể là dấu hiệu ung thư do thay đổi sự trao đổi chất gây ra bởi các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, việc các khối u buồng trứng chèn ép cũng có thể gây ra tình trạng chán ăn.

Vì vậy, nếu xuất hiện tình trạng chán ăn, mệt mỏi thường xuyên không rõ nguyên nhân dù đã nghỉ ngơi đầy đủ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa cần phải khám ngay.

- Đau bụng, chướng bụng

Đau bụng hoặc khó chịu liên tục, bao gồm đầy hơi, khó tiêu, tức, chướng bụng và chuột rút có thể báo hiệu ung thư buồng trứng. Đau vùng chậu liên tục hoặc tức bụng có thể là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung.

Thực tế, phụ nữ thường cảm thấy đầy bụng sau khi ăn hoặc uống nhiều, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt là bình thường. Nhưng nếu các triệu chứng này kéo dài liên tục trong hơn hai tuần hoặc sau khi hết kinh, nó có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng, cần thăm khám để được chẩn đoán và xử trí.

Lời khuyên thầy thuốc

Ung thư phụ khoa là căn bệnh thường gặp, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại bệnh ung thư ở phụ nữ. Để phòng ngừa chị em nên tăng cường vệ sinh, khám bệnh, không nên e ngại, xấu hổ và xem thường là "bệnh của phụ nữ" để phát hiện ra là lúc quá muộn.

Không nên kết hôn, sinh đẻ quá sớm, sinh nhiều con, quan hệ tình dục với nhiều người. Duy trì lối sống khoa học, không hút thuốc lá, uống rượu, ăn quá nhiều mỡ, đường. Cần tăng cường luyện tập, hạn chế cuộc sống tĩnh tại.

Nên đi khám bệnh định kỳ, nhất là nhóm phụ nữ trung cao tuổi đã mãn kinh. Trong thời kỳ mang thai cũng nên chú ý đến khám phụ khoa, phụ nữ trẻ cần tiêm phòng vaccine ngừa bệnh phụ khoa trong đó có vaccin ngừa ung thư cổ tử cung HPV.

Khi có triệu chứng bất thường cần đi khám để điều trị hiệu quả. Ngoài ra, tất cả những phụ nữ đã có quan hệ tình dục, đã sinh con nên tầm soát ung thư định kỳ, nhờ đó bệnh có thể phát hiện rất sớm và chữa khỏi hoàn toàn.

Đối mặt với sự vỡ mộng trong tình yêu

Truyện cổ tích khiến bạn tin rằng nếu bạn tìm được đúng ý trung nhân và cho anh ta thứ anh muốn thì anh ta sẽ yêu thương bạn mãi mãi. Nhưng thực tế không như thế. Trong cuốn sách Gửi người yêu dấu, tác giả khám phá từng khía cạnh của những ái ân về mặt tinh thần trong thói quen của nữ giới, từ bản năng, chuyện chăn gối đến gia đình, sự nghiệp, cảm xúc, niềm tin và sự cam kết.

Ai dễ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp?

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh nhiễm khuẩn của đường thở, nghĩa là từ tai, mũi, họng, đường dẫn khí (thanh quản, khí quản, phế quản), cho đến phổi.

https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-canh-bao-ung-thu-phu-khoa-16924100811064021.htm

ThS.BS. Phạm Ngọc Ánh / Sức khỏe & Đời sống

Bạn có thể quan tâm