Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cứu sống bệnh nhân ung thư bị đột quỵ và thuyên tắc mạch phổi

Bà V.N.H.N (53 tuổi) được đưa vào Bệnh viện FV cấp cứu trong tình trạng đột quỵ đồng thời bị tắc động mạch phổi nặng, thuộc tình huống hiếm gặp trên thế giới.

Anh S - con trai bệnh nhân - cho biết mẹ từ TP Quy Nhơn vào TP.HCM chữa bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 3B. Hiện, bà phải dùng thuốc chống đông để điều trị thuyên tắc tĩnh mạch sâu ở chân trước khi chính thức điều trị ung thư.

Benh vien FV,  TS.BS Ho Minh Tuan anh 1

Bệnh nhân N được cấp cứu trong tình trạng yếu tay chân, tri giác không ổn định.

Thông qua phim chụp MRI, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có cục máu đông gây tắc động mạch não giữa. BS Nguyễn Minh Đức - Khoa Ngoại thần kinh và Can thiệp nội mạch thần kinh - nhanh chóng thực hiện thủ thuật hút bỏ huyết khối ở não. Nhờ hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền với hình ảnh mạch máu được thể hiện rõ trên màn hình, bác sĩ luồn sợi dây nhỏ trong lòng mạch, đi tới vị trí tổn thương để hút cục máu đông ra ngoài.

Tuy nhiên, trong và sau lúc thực hiện thủ thuật can thiệp, huyết áp của bà N tụt, giảm oxi hóa máu, các chỉ số sức khỏe ở mức báo động. Thời điểm đó, các bác sĩ gây mê hồi sức nghi ngờ bệnh nhân gặp thêm vấn đề khác về sức khỏe, liên quan đến thuyên tắc phổi. Ê kíp khẩn trương cho bà N siêu âm tim và chụp CT phổi, kết quả cho thấy phổi có rất nhiều cục máu đông, hai nhánh chính của động mạch phổi gần như tắc hoàn toàn, tiên lượng tử vong rất cao.

Benh vien FV,  TS.BS Ho Minh Tuan anh 2

Qua chụp CT, bác sĩ phát hiện có nhiều cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch phổi.

Bệnh nhân được đưa trở lại phòng Cathlab để TS.BS Hồ Minh Tuấn - Trưởng khoa Tim mạch và Tim mạch can thiệp, Bệnh viện FV - khẩn cấp lấy huyết khối trong động mạch phổi qua đường ống thông.

“Người bị ung thư dễ hình thành máu đông ở chân, huyết khối từ đây sẽ chạy lên tâm thất phải, thông thường sẽ lên động mạch phổi gây thuyên tắc động mạch phổi. Chưa kể, bệnh nhân còn có dị tật ở tim, hình thành lỗ thông giữa buồng tâm nhĩ làm huyết khối chạy thẳng lên não. Để tránh tái phát, trong lúc thực hiện thủ thuật, chúng tôi đặt thêm lưới lọc kích thước khoảng 14-28 mm ở tĩnh mạch chủ dưới, ngăn không cho máu đông chạy lên”, BS Tuấn giải thích.

Benh vien FV,  TS.BS Ho Minh Tuan anh 3

TS.BS Hồ Minh Tuấn thực hiện thủ thuật hút huyết khối động mạch phổi của bệnh nhân.

Sau khi huyết khối ở não và phổi được giải quyết, bệnh nhân ổn định trở lại. Sau 8 ngày được chăm sóc hồi sức, bà N được chỉ định xuất viện.

“Trước đó, tôi dự định đưa mẹ ra nước ngoài điều trị ung thư. Sau khi mẹ được các bác sĩ cứu sống, tôi quyết định đăng ký để bà điều trị ung thư tại đây. Chất lượng điều trị của bệnh viện không thua kém gì các bệnh viện quốc tế trong khu vực”, thân nhân bà N cho biết.

Benh vien FV,  TS.BS Ho Minh Tuan anh 4

TS.BS Hồ Minh Tuấn và đồng nghiệp tại phòng Cathlab.

Để biết thêm thông tin về điều trị đột quỵ và thuyên tắc động mạch phổi, độc giả có thể liên hệ 02854113333.

Minh Chi

Bạn có thể quan tâm