Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đa dạng phong tục đón Tết Đoan Ngọ khắp Trung Quốc

Cùng với các món ăn đặc trưng, đua thuyền rồng là một trong những truyền thống phổ biến nhất trong dịp 5/5 Âm lịch ở Trung Quốc.

Theo sự tích về nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc, đây là dịp tưởng nhớ nhà thơ thời Chiến Quốc tên Khuất Nguyên (năm 340-278 trước Công nguyên). Được lưu truyền từ hơn 2.000 năm trước, Tết Đoan Ngọ cũng là một trong 4 dịp lễ có truyền thống lâu đời và được tổ chức nhiều nhất ở đất nước tỷ dân.

Một trong những truyền thống phổ biến nhất dịp Tết này là đua thuyền rồng. Hoạt động được tổ chức trên khắp các con sông ở Trung Quốc và được gọi chung là "Lễ hội Thuyền Rồng".

Tet Doan Ngo duoc to chuc tren khap Trung Quoc anh 1

Ngày nay, các cuộc đua thuyền rồng trở thành lễ hội thể thao thường niên, thu hút các thí sinh trong và ngoài nước. Ảnh: CFP.

Những chiếc thuyền đầu rồng đầy màu sắc xếp hàng dài trên sông là điểm đặc trưng của lễ hội này. Theo truyền thống, người dân mặc trang phục truyền thống và ngồi trên thuyền ném bánh nếp, bánh gạo xuống sông. Bên cạnh những cuộc đua thuyền mang đến không khí sôi động, lễ hội còn có rất nhiều các hoạt động như thi nấu cơm trên thuyền rồng, thi khắc thuyền rồng...

Trước ngày 5/5 Âm lịch năm nay, đua thuyền rồng đã được tổ chức ở các thành phố như Gia Hưng (Chiết Giang), Nhạc Dương (Hồ Nam) và Thiên Tân.

Tet Doan Ngo duoc to chuc tren khap Trung Quoc anh 2

Người dân địa phương và khách du lịch làm bánh tro (bánh gio) để đón Tết Đoan Ngọ ở huyện Nghi Nam, Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 13/6. Ảnh: CFP.

Ẩm thực cũng là một phần không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ. Người Trung Quốc thường làm bánh tro, món ăn đặc trưng cho dịp này. Món bánh bao gồm gạo nếp được nhồi với các loại nhân và gói trong lá tre hoặc lá sậy.

Bánh tro ở Trung Quốc có một sự khác biệt về hương vị giữa miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc, bánh tro rất ngọt vì có nhân là bột đậu đỏ hoặc chà là, trong khi người miền Nam làm nhân bánh mặn với lòng đỏ trứng muối và thịt lợn.

Không chỉ vậy, truyền thống làm bánh tro ở các thành phố cũng khác nhau. Món ăn sẽ mang đậm đặc trưng vùng miền từ khâu chọn gạo nếp, cho đến nguyên liệu nhân bánh và lá gói.

Tuy nhiên, bánh tro không phải món ăn đặc trưng duy nhất vào dịp này. Trên thực tế, các vùng miền khác nhau trên khắp Trung Quốc đều có những món ăn riêng cho Tết Đoan Ngọ.

Đối với những người sống ở Nam Xương, phía đông tỉnh Giang Tây, trứng trà mang ý nghĩa tốt lành cho dịp Tết này. Ở phía đông tỉnh Chiết Giang, bánh đậu xanh là một trong những món yêu thích của người dân địa phương. Người dân tỉnh Thiểm Tây thích ăn mì saozi. Đối với họ, Tết Đoan Ngọ sẽ không trọn vẹn nếu không có một tô mì truyền thống.

Tet Doan Ngo duoc to chuc tren khap Trung Quoc anh 5

Học sinh được học cách tự làm túi thơm tại một trường tiểu học ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 11/6. Ảnh: CFP.

Ngoài ra, làm túi thơm cũng là một phong tục phổ biến khác. Các loại thảo mộc thường được bọc trong túi vải thêu hoa văn. Túi vải nhỏ này được gắn những sợi dây đầy màu sắc làm tua trang trí. Theo truyền thống, trẻ em sẽ đeo túi thơm để xua đuổi tà ma và côn trùng.

7 nơi được cho là lối vào địa ngục

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

Chân dung các bộ lạc độc đáo trên thế giới

Cuốn sách "Entitled Vulnerable" có 140 hình ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia du lịch Olga Michi, mang đến góc nhìn chân thực và ấn tượng về các cộng đồng đa sắc màu nhất thế giới.

Uyên Hoàng

Theo CGTN

Bạn có thể quan tâm