Sau khi Chính phủ đồng ý mở cửa đón khách quốc tế, ngành du lịch Đà Nẵng đã triển khai nhiều biện pháp để nắm bắt thời cơ, thúc đẩy các dự án nhằm sớm phục hồi, thu hút khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cho biết với chủ đề “năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội”, ngành du lịch thành phố phấn đấu tổng lượng khách lưu trú dự kiến đạt 3,5 triệu lượt, tăng 3 lần so với ước thực hiện năm 2021 (đạt 1,3 lần so với năm 2020).
"Trong đó, khách quốc tế ước đạt 180.000 lượt, tăng 1,6 lần và khách nội địa ước đạt hơn 3,32 triệu lượt, tăng 3 lần. Doanh thu lưu trú, lữ hành ước đạt trên 6.700 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với ước thực hiện năm 2021 (đạt 1,7 lần so với năm 2020)", bà Hạnh nêu mục tiêu.
Ít khách đến Đà Nẵng dịp Tết
Theo báo cáo của Sở Du lịch Đà Nẵng, tổng lượt khách tham quan, du lịch tại thành phố dịp Tết Nhâm Dần ước đạt 35.939 lượt, tăng 16,71% so với 2021 nhưng vẫn còn ít hơn so với TP.HCM, Khánh Hoà, Kiên Giang...
Về tổng thể, năm qua ngành du lịch Đà Nẵng có tổng lượng khách lưu trú đạt 1,19 triệu lượt, giảm 55% so với 2020. "Doanh thu dịch vụ lưu trú và lữ hành ước đạt 2.505 tỷ đồng, giảm 37,7% so với năm 2020", bà Hạnh thông tin.
Ông Trần Phước Sơn, Phó chủ tịch UBND Đà Nẵng lý giải địa phương đối diện với nhiều đợt dịch Covid-19 bùng phát trong thời gian qua nên ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của ngành du lịch.
Lượng khách đến Đà Nẵng dịp Tết vẫn còn ít. Ảnh: Đoàn Nguyên. |
Bà Hạnh cũng thẳng thắn nhìn nhận ngành du lịch Đà Nẵng đang gặp nhiều thách thức. Địa phương chưa có cơ chế chính sách riêng thu hút đầu tư phát triển du lịch, nhất là cơ chế thu hút đầu tư các loại hình du lịch cao cấp như du thuyền, trung tâm mua sắm, tổ hợp vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế, cơ chế chính sách phát triển kinh tế ban đêm.
Về sản phẩm du lịch, thành phố có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác hết. "Một số loại hình du lịch tiềm năng đang gặp nhiều khó khăn do vướng các quy định về an ninh quốc phòng, quy trình thủ tục đầu tư, ranh giới, đập ngăn mặn", Giám đốc Sở Du lịch nêu.
Nói thêm về những khó khăn, bà Hạnh nhấn mạnh Đà Nẵng là thành phố biển nhưng vẫn chưa phát triển du lịch đường thủy nội địa xứng tầm. Hạ tầng cho phát triển du lịch đường thủy chưa hoàn thiện, chưa có cảng biển chuyên dụng. Cảng sông Hàn chỉ là cảng tạm thời, chưa có bến cố định, chưa có bến du thuyền. Một số quy định về vận tải đường thuỷ nội địa không còn phù hợp.
Hướng đến "du lịch 4.0"
Giám đốc Sở Du lịch nhận định xu hướng “du lịch 4.0” sẽ đóng vai trò chủ đạo trong du lịch hậu Covid-19. Trong xu hướng này, vai trò kết nối giá trị của công nghệ kỹ thuật số và du lịch trở về với thiên nhiên sẽ là cốt lõi.
Ngoài ra, du lịch nghỉ dưỡng, hồi phục và chăm sóc sức khoẻ; du lịch gắn với văn hóa truyền thống, du lịch trở về thiên nhiên, môi trường trong lành, yên tĩnh (du lịch sinh thái rừng, biển, nông nghiệp, nông thôn); du lịch qua thế giới ảo; du lịch tìm về chính mình (du lịch trải nghiệm) sẽ là những loại hình phù hợp trong thời gian tới.
Từ những dự báo trên, Sở Du lịch Đà Nẵng đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ tăng 20-22%/năm, trong đó, khách quốc tế tăng 40-41%/năm; doanh thu dịch vụ lưu trú và lữ hành tăng 20-22%/năm.
Du khách đến Đà Nẵng tham quan trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Đoàn Nguyên. |
Để đạt được mục tiêu trên, bà Hạnh cho biết năm nay đơn vị sẽ phối hợp triển khai giai đoạn một dự án chiếu sáng nghệ thuật “Dòng sông ánh sáng” Cùng với đó, ngành du lịch sẽ tổ chức thí điểm chương trình “Đà Nẵng về đêm - Danang By Night”; thí điểm tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tại bãi biển đêm Mỹ An.
Về lâu dài, người đứng đầu Sở Du lịch kiến nghị lãnh đạo Đà Nẵng đề xuất Bộ Ngoại giao giao thành phố đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế hàng năm để quảng bá điểm đến và thu hút khách quốc tế; Bộ Công an sớm thành lập lại Văn phòng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên tại Đà Nẵng để tạo thuận lợi việc cấp thị thực cho du khách, giúp khôi phục các đường bay quốc tế trực tiếp đến địa phương và các tỉnh lân cận.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.