Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đã phải lòng, nay còn yêu Sài Gòn hơn nữa

Tôi biết Sài Gòn qua sách báo, internet và những lời kể của bạn bè - một Sài Gòn nhộn nhịp, xô bồ, rộng lớn và hiện đại bậc nhất Việt Nam cứ vậy mà lớn dần trong trái tim tôi.

Có một vài người bạn của tôi sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn không hiểu sao cứ bảo tôi rằng "Sài Gòn thì nhiều chỗ chơi, nhưng chỗ để tham quan thì chẳng có nơi nào để đi cả". Chắc hẳn với họ, mọi thứ đã thân thuộc đến mức trở thành bình thường.

Nhưng may mắn, có một người Sài Gòn chính hiệu khác, gợi ý cho tôi một đề tài: thử khám phá những nét cổ xưa ở Sài Gòn bằng những ví dụ như khách sạn nào là khách sạn cổ nhất ở Sài Gòn, con đường nào có dốc ở Sài Gòn mà không phải dốc cầu…

Người ấy còn bảo: Sài Gòn có nhiều địa điểm tham quan mà phải mất đến mấy ngày cũng chưa cảm nhận được hết.

Thời gian không nhiều, nhưng tại sao không chỉ một ngày, tranh thủ hẹn hò bạn bè và khám phá Sài Gòn, dẫu chỉ là “cưỡi xe máy xem hoa”.

Một sáng sớm, Sài Gòn chào đón tôi bằng một cơn mưa nhè nhẹ. Người ta bảo rằng, mưa ở đây không như những nơi khác, nó đến càng nhanh, càng vội vã thì khi rời đi cũng sẽ như thế. Cảnh vật bỗng tươi mới và khoác lên mình một tấm áo choàng lung linh sắc nước dưới ánh nắng mặt trời. Khung cảnh Sài Gòn bây giờ hiện lên trên ống kính máy ảnh thật tự nhiên, sống động và rõ nét hơn bao giờ hết. Ví von, Sài Gòn trong tôi lúc này như là một cô gái đẹp sẵn, giờ bỗng trở nên bừng sáng.

Chia sẻ kỷ niệm du lịch Việt, nhận giải 30 triệu đồng

Ngoài giải nhất 30 triệu đồng, cuộc thi "Việt Nam diệu kỳ" còn có những giải thưởng hấp dẫn khác như tour du lịch nội địa, kỳ nghỉ ở resort 4 sao...

Điểm dừng chân đầu tiên của tôi là Nhà thờ Đức Bà – một công trình mà với tôi, thật uy nghiêm nhưng vẫn giản dị vô cùng. Theo những tài liệu tôi đã được đọc trước đó, đây là một trong những tuyệt tác kiến trúc thể hiện được sự du nhập, giao lưu và tiếp biến của nền văn hóa, kiến trúc Đông-Tây kết hợp. Trải qua hơn 130 năm với nhiều biến động lịch sử và sự khốc liệt của thời tiết, sự lãng quên của thời gian, may mắn thay đây là một trong số ít các công trình không bị phá hủy. Sự quy hoạch khá đặc biệt của nó cũng khiến tôi chú ý, bởi được tọa lạc ngay giữa quảng trường Công xã Paris và không hề có một rào chắn nào ngăn cách với các tuyến đường nhộn nhịp xung quanh.

“Anh bạn hàng xóm” cũng cao tuổi không kém là Bưu điện Trung tâm cũng đang đông khách nước ngoài tham quan. Từ nhà thờ Đức Bà, tôi lặng lẽ ngắm nhìn bưu điện, và sau đó từ bưu điện, tôi lại nhìn sang nhà thờ Đức Bà – một khung cảnh bình yên, nhẹ nhàng, một không khí nên thơ, lãng mạn; một sức sống Sài Gòn rộn ràng, hân hoan. Bưu điện trung tâm vốn cũng không kém phần đồ sộ với lối kiến trúc châu Âu kết hợp nét trang trí châu Á tạo nên những đường nét tương tác thật sinh động ngay giữa lòng thành phố.

Nhưng hình như, có một anh chàng trọc phú phá bĩnh – tôi nghĩ vậy khi nhìn thấy tòa nhà Metropolitan. Cái kiến trúc đồ sộ này có gì đó không hòa hợp với nơi chốn này. Tôi nghĩ, bay trên máy bay nhìn xuống, có khác nào thấy một cái mụn vô duyên mọc ngay trên làn da xinh của một phụ nữ đẹp.

Hà Nội ơi, kể sao cho hết cảm xúc

Tôi đến Hà Nội vào những ngày cuối thu, đó cũng là lần đầu tiên tôi đến với thủ đô Hà Nội mọi thứ xung quanh đều xa lạ để tôi phải tò mò khám phá.

 

Cách đó chỉ chừng vài chục bước chân, là không gian cafe bệt ở góc công viên 30/4 để lại nhiều ấn tượng với các bạn trẻ lần đầu tiên đến Sài Gòn, trong đó có tôi. Những câu chuyện được truyền tai nhau, những tờ báo còn đọc dở, tất cả đến với mọi người khi cùng nhau nhâm nhi ly cà phê buổi sáng sớm nơi đây. Sự an yên đến lạ kỳ! Tôi nghĩ đây chắc phải là nơi lý tưởng cho các cuộc gặp gỡ, hẹn hò. Đặc biệt còn nơi nào lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất của nhiều đôi lứa yêu nhau bằng chính không gian này.

Dọc theo con đường Đồng Khởi – con đường mà trước đó có dịp đọc ví von trên một bài báo, - tôi biết là con đường tạo cảm giác dốc duy nhất ở Sài Gòn, mà không cần sự trợ giúp của những cây cầu. Trước mắt tôi là một công trình hiện đại nhưng vẫn giữ trên mình những nét cổ xưa: Nhà hát Thành phố được xây dựng theo kiểu Gothique đặc thù có một không hai được khánh thành từ năm 1900. Nơi đây chuyên tổ chức những chương trình nghệ thuật hàn lâm và các buổi biểu diễn sang trọng khác. Được biết, kiến trúc bên trong nhà hát cũng rất sang trọng, tinh tế. Thật tiếc, buổi sáng ấy người ta đóng cửa không xin vào trong tham quan được. Nhưng tôi tự nghĩ biết đâu đây lại là một duyên may khác cho mình, khi sẽ một hôm nào đó, trong tay một bạch mã hoàng tử, tôi bước vào đây, cùng chàng thưởng thức một chương trình nghệ thuật đỉnh cao nào đó. Lúc ấy, tôi cũng sẽ tha hồ có dịp thưởng thức những họa tiết tinh xảo của kiến trúc này.

Rảo chân chỉ tầm vài ba bước phía cánh phải của Nhà hát là khách sạn được xem là cổ nhất của thành phố: khách sạn Continental. Theo những nhà chuyên môn, khách sạn này được xây dựng từ 1878 dưới thời Pháp thuộc. Nơi đây từng đón tiếp rất nhiều người nổi tiếng như thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore, nhà văn lừng danh Andre Malraux tác giả “Thân phận con người” và cả chủ nhân cuốn “Người Mỹ trầm lặng”, ông Graham Greene.

Gần đó, nghe đâu là khu trung tâm thương mại Eden với quán cà phê La Pagode nổi tiếng cùng huyền thoại tình báo Phạm Xuân Ẩn. Dùng chữ nghe đâu, bởi những điều đã được đọc, xem… nay không còn nữa. Nay là một tòa nhà mà với một người trẻ như tôi, nó lộng lẫy và sang trọng vô cùng.

Cà phê sữa đá Sài Gòn được Bloomberg ca ngợi

Trang Bloomberg đã chọn ra 10 món cà phê ngon và độc đáo nhất thế giới, trong đó cà phê sữa đá của Việt Nam được ca ngợi là "đậm đà và ngon tuyệt".

 

Sự tinh tế của khách sạn Continental còn nằm ở gam màu trắng chủ đạo – ôi chao, cũng là màu mà tôi rất rất yêu thích. Được biết, nơi đây, đã có những dịp về đêm, người ta tắt điện và chỉ thắp nến. Tôi chưa được chứng kiến những khung cảnh đó, nhưng trong hình dung, tưởng tượng của tôi, chắc lung linh lắm, huyền ảo lắm.

Đi dọc tuyến đường Đồng Khởi và xuyên qua đường Tôn Đức Thắng, tôi cùng nhóm bạn bắt gặp con đường mà người Sài Gòn xưa thường hay gọi là đường “Kênh Lắp”. Nghe là lạ và tôi không thể không tò mò tìm hiểu, thì ra do trước kia nơi đây là con Kênh Lớn, sau đó người dân lấp nó để tạo thành đường. Ơ, nếu vậy thì lấp hay lắp mới đúng tên nhỉ.

Con đường này đã được người Pháp đặt tên là Charner, sau này được đổi tên là Nguyễn Huệ - mà cái cụm từ đường hoa Nguyễn Huệ đã trở thành một thương hiệu mỗi dịp xuân về.

Một trong những địa điểm cổ nhất của Sài Gòn thời đó nằm trên tuyến đường này là Kho bạc nhà nước Việt Nam. Đây là kho bạc đầu tiên do người Pháp xây. Tuy nhiên với kiến trúc không được nổi bật so với những công trình theo kiểu Phục Hưng khác, dường như sẽ làm nhiều người không chú ý tới nó mỗi khi đi ngang qua đây lần đầu tiên.

Chỉ mới vài địa điểm giữa trung tâm Sài Gòn, mà tôi đã thấy thời gian chật chội làm sao, bay vèo mất một ngày.

Nếu như từng ít nhất một lần dạo chơi Sài Gòn, được nghe người dân ở đây kể những câu chuyện xưa kia của Sài Gòn, ắt hẳn bạn sẽ có chung cảm nhận giống tôi: ấy là một Sài Gòn cổ kính, uy nghiêm hòa quyện cùng những nét xa hoa, lộng lẫy của những công trình kiến trúc hiện đại. Tất cả làm nên một sự đa sắc, sự hòa quyện, dẫu có đôi chỗ cũng hơi có phần lổn nhổn, thiếu ăn khớp.

Có dịp đi như thế này, lưu lại những hình ảnh đẹp đẽ nhất của Sài Gòn qua ống kính máy ảnh và chia sẻ cùng bạn bè, lắng nghe nhịp sống của đô thị bận rộn có thể hàng đầu châu Á, trải nghiệm những giây phút cảm nhận Sài Gòn theo nhiều góc độ, tự nhiên thấy đã phải lòng nay lại càng yêu Sài Gòn hơn nữa.

"Việt Nam diệu kỳ" là cuộc thi dành cho các độc giả yêu thích du lịch. Độc giả gửi bài dự thi dưới dạng bài cảm nhận chuyến đi, hướng dẫn về các điểm du lịch độc đáo, hoặc đưa ra những sáng kiến để phát triển du lịch Việt. Ngoài dạng bài viết, bạn có thể gửi bộ ảnh hoặc clip. Bên cạnh giải nhất 30 triệu đồng, cuộc thi "Việt Nam diệu kỳ" còn có những giải thưởng hấp dẫn khác như tour du lịch nội địa, kỳ nghỉ ở resort 4 sao.

Xem thông tin về thể lệ cuộc thi TẠI ĐÂY.


* Để bình chọn cho bài viết, bạn vui lòng Vote trên trang fanpage Zing.vn TẠI ĐÂY

 

Bình chọn bài dự thi tuần 3 (24 - 30/11)

Độc giả Nguyễn Thị Lệ Quyên

Bạn có thể quan tâm