1. Labubu: Từ khoảng giữa năm 2024, sản phẩm art toy (đồ chơi nghệ thuật) có xuất xứ Trung Quốc, đã tạo cơn sốt khắp mạng xã hội thế giới. Tại Việt Nam, nhiều người trẻ săn lùng Labubu một phần được thúc đẩy bởi hiệu ứng từ Lisa, nghệ sĩ thuộc nhóm nhạc BlackPink của Hàn Quốc. Nhiều nghệ sĩ sau đó cũng khoe về chú thỏ lông với khuôn mặt cau có, lém lỉnh và đặc trưng bởi hàm răng nhọn. Labubu là một nhân vật trong Vương quốc Quái vật, được thực hiện bởi nghệ sĩ Hong Kong Kasing Lung từ năm 2015, lấy cảm hứng từ thần thoại Bắc Âu. Ảnh: @miiin__ch/Instagram. |
Theo báo cáo Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến quý III/2024 do nền tảng thống kê thương mại điện tử Metric thực hiện, Labubu vẫn là sản phẩm nổi bật của quý. Doanh số đến từ món đồ chơi nhồi bông thịnh hành này trên 5 sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop đạt 6,9 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 741% so với quý II. Theo Metric, sức hấp dẫn của món art toy này đến từ thiết kế độc đáo, số lượng giới hạn, tạo ra “cơn sốt” trong cộng đồng sưu tầm. Sự nổi tiếng của chú thỏ bông răng nhọn lan toả trên MXH qua những video “đập hộp” và đánh giá. Ảnh: Pop Mart. |
2. Săn Baby Three: Sau Labubu, Baby Three là món đồ chơi sưu tầm tiếp theo gây sốt tại Việt Nam từ tháng 10. Theo báo cáo về sản phẩm Baby Three được nền tảng phân tích dữ liệu mua sắm trực tuyến Metric thực hiện trong giai đoạn từ ngày 15/10 đến ngày 15/11, người tiêu dùng chi hơn 8,8 tỷ đồng cho sản phẩm này trên 2 sàn TMĐT Shopee và TikTok Shop. Ảnh: @dinstory_/Instagram. |
Trên mạng xã hội, nhiều sao mạng và nghệ sĩ thích thú khoe clip "đập hộp" những mẫu Baby Three hot nhất càng khiến cơn sốt lan rộng. Bộ lông mềm mại, mùi thơm cùng các phiên bản mắt đa dạng như mắt lé, mắt dora, mắt nước... đã giúp mẫu đồ chơi này chiếm được tình cảm của nhiều đối tượng khách hàng. Không chỉ được mua bán sôi nổi trên các sàn thương mại điện tử, Baby Three còn tạo cơn sốt khi xuất hiện khắp các vỉa hè ở TP.HCM. Ảnh: @thaybeou40/Instagram. |
3. Xé túi mù: Tháng 9 và tháng 10 vừa qua, các phiên livestream xé túi mù bất ngờ bùng nổ trên TikTok, thu hút cả những nghệ sĩ và người nổi tiếng tham gia. Người chơi sẽ trả tiền cho một số lượng túi mù, hay còn gọi là túi may mắn hoặc túi nhân phẩm, nhất định mà không biết sản phẩm bên trong có hình thù ra sao. Người bán sẽ xé túi trên sóng livestream, nếu có hai sản phẩm xé ra giống nhau hoặc trúng "nguyện vọng", người chơi sẽ được cộng thêm một lượt xé. Ảnh: @gakonmyanh/Instagram. |
Tâm lý tò mò và hy vọng gặp may đã kích thích nhiều người chơi. Có những phiên livestream kéo dài nhiều tiếng, thu hút hàng nghìn người xem cùng lúc. Theo dữ liệu từ nền tảng lắng nghe mạng xã hội SocialHeat 3.0 của YouNet Media, lượng thảo luận về các món đồ chơi túi mù liên tục gia tăng từ tháng 2 đến nay, và đặc biệt bùng nổ trong tháng 9. Hơn 98% lượng thảo luận xuất hiện trên TikTok và Facebook, lần lượt thu hút hơn 188.550 lượt và gần 150.000 lượt trong 9 tháng đầu năm. Ảnh: @marie.japan/Instagram. |
4. Đám giỗ bên cồn: Đây là từ khóa gây sốt khi Lê Tuấn Khang (sinh năm 2002) bất ngờ thành hiện tượng bùng nổ trên TikTok vào cuối tháng 11. Theo đó, trong loạt clip của anh, nhân vật bà Sáu liên tục nhờ" chở đi ăn đám giỗ bên cồn", khiến cụm từ này gây chú ý. Những người không ở miền Tây thắc mắc "bên cồn" là ở đâu, vì sao được nhắc liên tục. Nhiều người còn "đu trend" làm clip "giải mã" và trải nghiệm đi ăn đám giỗ bên cồn. Ảnh: Lê Tuấn Khang/FB. |
"Bên cồn sao đám giỗ quài dị. Đám giỗ bình dân nhưng bên cồn thuê gánh hát" hiện là hai câu hát viral nhất mạng xã hội sau khi được TikToker Lê Tuấn Khang và mẹ anh thể hiện trong một clip. Trên TikTok, đã có khoảng 100.000 clip của người dùng sử dụng các âm thanh liên quan đến "Đám giỗ bên cồn", nhiều trong số này thu hút hàng triệu lượt xem. Ảnh: Lê Tuấn Khang/FB. |
5. Manifest: Hôm 20/11, Từ điển Cambridge đã công bố "manifest" là từ của năm 2024, chứng tỏ sức ảnh hưởng và mức độ lan rộng của trào lưu này trong giới trẻ. Manifest ám chỉ việc chủ động tư duy và hành động để biến ước mơ thành hiện thực. Quá trình bắt đầu từ việc cụ thể hóa mong muốn thông qua việc viết rõ ràng các mục tiêu, lặp lại những khẳng định tích cực như "tôi có thể làm được" hay "tôi xứng đáng có được" mỗi ngày. Ảnh: Pexels. |
Trên mạng xã hội, manifest đặc biệt thu hút những người trẻ Gen Z (sinh năm 1997-2012). Từ khóa #manifest liên tục xuất hiện với hàng tỷ lượt xem. Dần dần, thuật ngữ này được du nhập về Việt Nam và trở thành một từ ngữ quen thuộc. Thực hành "manifesing" trở thành phương pháp được nhiều người áp dụng mỗi khi mong muốn đạt được điều gì đó trong cuộc sống như có người yêu, có việc mới hay săn được vé đu concerts. Ảnh: Pexels. |
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.