Thu Uyên (25 tuổi, Bến Tre) gọi vui bản thân đã "sa lầy" vào đam mê chạy bộ hơn 2 năm nay.
Nữ nhân viên văn phòng chia sẻ chạy bộ không đơn giản là môn thể thao, nó còn thể hiện tính cách con người "khá chuẩn" qua cách họ thể hiện, cách chạy và tần suất chạy.
Chấn thương vì quá nóng vội
"Đa số mọi người chạy vì đam mê, rèn luyện sức khỏe, thích chinh phục và vượt lên chính mình. Cũng có những người chạy bộ vì giảm cân, độ vóc dáng, đặc biệt là một số ít chạy vì tính hiếu thắng, thích chinh phục và thể hiện bản thân", Thu Uyên chia sẻ.
Cô cho biết bằng chứng là thỉnh thoảng trong các hội nhóm chạy bộ, có những runner mới chạy nhưng không hỏi cách chọn giày, lịch trình chạy hợp lý, chế độ ăn uống mà họ hỏi cách nào nhanh nhất để chinh phục 42,2 km.
42,2 km là cự ly lý tưởng và ước mơ của những người đam mê chạy bộ muốn chinh phục.
Tuy nhiên, người mới tập chạy hay tập luyện chưa nghiêm túc, tốt nhất nên biết "lượng sức mình" và đừng nóng vội, Thu Uyên nói. Đó cũng là sai lầm trước đây của cô gái này.
Thu Uyên đăng ký giải chạy 21 km ngay sau một tháng tập chạy. |
Chỉ mới chạy vài tháng, lịch tập chưa đều, cơ thể chưa quen nhịp nhưng Uyên đã chạy đến 60-70 km/tuần, mỗi tuần cô chỉ nghỉ một ngày, còn lại đều xỏ giày sau giờ làm
Kết quả sau 3 tháng, Uyên bị chấn thương, cổ chân đau điếng, phải ngừng chạy một thời gian.
Sau chấn thương, cô dành nhiều thời gian để nghiên cứu lịch tập, lắng nghe cơ thể và cân đối thời gian nghỉ ngơi.
Kinh nghiệm của runner này là nên tích lũy đủ sức bền. Trước khi tham gia các giải full marathon 42 km, runner phải bắt đầu từ những cự ly 5-10 km trước, sau đó mới tăng dần lên 21 km, cuối cùng mới chinh phục 42 km.
"Mới tham gia chạy, hầu như ai cũng nóng vội và hưng phấn nhưng quan trọng nhất là tích lũy sức bền và lắng nghe cơ thể", Uyên chia sẻ.
Mất cả năm mới chinh phục 42 km
Anh Nguyễn Văn Tỉnh (46 tuổi, TP.HCM) mới hoàn thành giải chạy 42 km tuần vừa qua. Để đạt được cự ly này, anh cho hay mình phải mất rất nhiều thời gian để rèn sức.
“Tôi dành 5-6 buổi chạy/tuần, trong đó 3-4 buổi là chạy thông thường, dài 30-60 phút trong cự ly 5-10 km. Một buổi tập chạy tốc độ nhanh hơn. Một buổi thường cuối tuần là chạy dài 20-25 km”, anh chia sẻ.
Theo runner này, một người bắt đầu cần duy trì tập luyện trong 4-5 tháng để chạy được cự ly 21 km. Để đạt được cự ly 42 km, runner cần thời gian tương tự và thêm các buổi chạy dài để rèn sức.
Anh Tỉnh chia sẻ mình may mắn ít bị chấn thương hơn một số thành viên khác. Điều quan trọng là mọi người cần khởi động kỹ trước khi chạy, tập chạy nhanh dần chứ không chạy nhanh liền và tuyệt đối thận trọng, biết phân phối sức đều suốt quãng thời gian chạy, tránh bị hụt hơi ở những đoạn đường cuối do tim đập nhanh.
Ảnh Tỉnh dẫn 2 con cùng tập chạy trong một giải gần đây. |
“Một tip tránh chấn thương khác là tôi đã không còn tưới nước lên người ở mỗi trạm dừng. Theo anh, việc này vừa khiến runner mất thời gian, nước thấm vào gây nặng giày, chạy bộ dễ rộp bàn chân”, anh chia sẻ.
Vô vàn hệ lụy
Chia sẻ với Tri thức - Znews, bác sĩ Trịnh Quang Anh, tu nghiệp tại Học viện Y học Thể thao Mỹ, việc vận động với cường độ cao và kéo dài, chạy sai tư thế khiến sụn đầu gối và sụn hông xấu đi nhanh hơn, tăng nguy cơ thoái hóa hay viêm xương khớp.
Đau khớp thường là một dấu hiệu cho thấy người tập đang chạy quá sức. Khi chạy quá nhiều, các khớp trong cơ thể sẽ bị tác động mạnh hơn so với bình thường dẫn đến tổn thương và gây ra đau đớn.
Đau khớp cũng có thể là dấu hiệu cho thấy runner đang chạy sai cách. Nếu không chạy đúng kỹ thuật, áp lực sẽ được phân bố không đều trên các khớp, dẫn đến việc chúng bị tổn thương và gây ra đau đớn.
"Chạy bộ quá nhiều, chạy nhanh, chạy bộ quá sức sẽ khiến cơ, gân và dây chằng bị căng. Việc bong gân, căng cơ, rách cơ là hoàn toàn có thể xảy ra", bác sĩ Quang Anh chia sẻ.
Bên cạnh đó, việc chạy không đúng kỹ thuật, chọn giày chạy không đúng, chọn sai kích cỡ giày, kiểu giày khiến chân đau, phồng rộp lúc chạy cũng là một yếu tố dễ làm tăng nguy cơ chấn thương
Bác sĩ Nguyễn Tiến Lộc, giảng viên bộ môn Ngoại, khoa Y, Đại học Nguyễn Tất Thành (TP.HCM), điều đầu tiên và cũng là nguy hiểm nhất khi chạy bộ là tình trạng mất nước, điện giải.
Nếu không bổ sung kịp thời các loại điện giải bị hao hụt, người tập sẽ đối diện với những nguy cơ về sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Bên cạnh tình trạng mất chất điện giải, người chạy bộ quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn có thể gặp tình trạng đau tức cẳng chân khi chạy. Hiện tượng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng lý do đáng lưu ý nhất là tình trạng vi gãy xương do mỏi, tức gãy xương ở những cấu trúc nhỏ mà mắt thường không thấy được.
Gãy xương do mỏi có thể tìm thấy khi người bệnh được chụp cộng hưởng từ xương. Tuy nhiên, do chi phí chụp cộng hưởng từ không nhỏ nên phương pháp này chưa được phổ biến.
Có chín loại người có năng lực quyến rũ trên thế giới. Trong đó, Mỹ Nhân Ngư thể hiện cho nguồn năng lượng nhục dục dồi dào và họ biết cách tận dụng nó như thế nào. Kẻ Ăn Chơi Phóng Đãng lại cho thấy một niềm đam mê vô độ đối với kẻ khác phái và nỗi khát khao của họ có thể lây nhiễm sang người khác. Người Tình Lý Tưởng lại có thể cảm nhận sâu sắc rằng chính họ tạo ra sự lãng mạn. Người Thích Ăn Diện lại mê đắm trong hình ảnh của chính mình, tạo nên sức quyến rũ ái nam ái nữ đầy ấn tượng...