Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Danh y tuổi Canh Tý bỏ quan trường, bốc thuốc chữa bệnh cứu người

Ông sinh năm Canh Tý, có công tìm ra nhiều bài thuốc hay, chữa được bệnh hiểm nghèo cho người dân.

Danh nhan tuoi Ty anh 1

Câu 1: Danh y nước Việt nào sinh năm Canh Tý?

  • Vương Ứng
  • Tuệ Tĩnh
  • Lê Hữu Trác
  • Nguyễn Đình Chiểu

Lê Hữu Trác là danh y bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông sinh năm Canh Tý (1720). Cùng với Tuệ Tĩnh, ông là một trong 2 danh y có nhiều đóng góp nhất cho nền y học nước nhà thời phong kiến.

Danh nhan tuoi Ty anh 2

Câu 2: Bộ sách nổi tiếng của danh y này để lại cho hậu thế?

  • Nam dược trị nam nhân
  • Y thuật tóa yếu di biên
  • Nam dược thần hiệu
  • Y tông tâm lĩnh

Lê Hữu Trác để lại cho hậu thế bộ sách quý có tên “Y tông tâm lĩnh”, còn được gọi là Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu... đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh.

Danh nhan tuoi Ty anh 3

Câu 3: Bộ sách được ông viết trong mấy năm?

  • 5
  • 10
  • 15
  • 20

Bộ sách “Y tông tâm lĩnh”, nghĩa là những điều đã lĩnh hội được của những thầy thuốc trước, được Hải Thượng Lãn Ông biên soạn trong gần 10 năm, bắt đầu lúc ông 40 tuổi (1760) và căn bản hoàn thành khi ông tròn 50 tuổi (1770).

Danh nhan tuoi Ty anh 4

Câu 4: Lê Hữu Trác từng chữa bệnh cho chúa Trịnh nào?

  • Trịnh Tùng
  • Trịnh Cối
  • Trịnh Cán
  • Trịnh Bồng

Có tài y dược hơn người, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác từng được mời ra kinh thành Thăng Long chữa bệnh cho chúa Trịnh Cán (khi Trịnh Cán còn ở ngôi thế tử). Nhân chuyến đi này, ông đã viết tác phẩm “Thượng kinh ký sự” từng được đem vào chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Sau khi chữa lành bệnh cho Trịnh Cán, ông được mời ở lại làm quan về y thuật trong phủ chúa nhưng Lê Hữu Trác từ chối, lấy cớ về quê để ở ẩn, nghiên cứu y thuật.

Danh nhan tuoi Ty anh 5

Câu 5. Cuộc đời Lê Hữu Trác chủ yếu gắn bó vùng đất nào?

  • Hải Dương
  • Thanh Hóa
  • Nghệ An
  • Hà Tĩnh

Dù có quê cha ở tỉnh Hưng Yên, cuộc đời Lê Hữu Trác chủ yếu gắn bó với mảnh đất Hương Sơn, Hà Tĩnh (quê mẹ ông). Đây chính là nơi Lê Hữu Trác về quê ở ẩn, chuyên tâm nghiên cứu Y thuật từ năm 26 tuổi cho đến cuối đời.

Danh nhan tuoi Ty anh 6

Câu 6: Ông sinh ra trong gia đình thế nào?

  • Nông dân nghèo
  • Bố mất từ nhỏ
  • Có truyền thống khoa bảng
  • Địa chủ phong kiến

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh ra trong gia đình mấy đời khoa bảng (ông, cha, chú, bác, anh, em...) đều học giỏi, đỗ đạt cao và làm quan to trong triều vua Lê, chúa Trịnh.

Danh nhan tuoi Ty anh 7

Câu 7: Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông có nghĩa là…?

  • Ông già siêng năng ở Hải Thượng
  • Ông già rảnh rỗi ở Hải Thượng
  • Ông già lười ở Hải Thượng
  • Ông già thả diều chốn Hải Thượng

Hải Thượng Lãn Ông có nghĩa là "Ông già lười ở Hải Thượng". Nhiều người cho rằng Hải Thượng được ghép từ chữ đầu trong tên trấn Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha hoặc chữ trong tên thôn Bầu Thượng (Hương Sơn, Hà Tĩnh), nơi Lê Hữu Trác ở lâu nhất. Chữ “lười” ở đây là lười với công danh, phú quý. Ông rất chăm chỉ đối với sự nghiệp chữa bệnh, cứu người. Sau khi qua đời, Lê Hữu Trác được an táng tại Sơn Trung, Hương Sơn, Hà Tĩnh ngày nay.

Chuyến du xuân của vua quan nhà Nguyễn

Theo một số tài liệu lịch sử, vua Đồng Khánh của triều Nguyễn là bậc đế vương nước Việt khởi phát tục du xuân đầu năm mới.

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm