Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Dấu hiệu bạn là người nghiện công việc

Làm việc chăm chỉ là tốt, nhưng vùi đầu vào công việc đến mức liên tục gặp căng thẳng và mất đi động lực lại là vấn đề đáng báo động.

nghien cong viec anh 1

Làm việc chăm chỉ là tốt, nhưng vùi đầu vào công việc đến mức liên tục gặp căng thẳng và mất đi động lực lại là vấn đề đáng báo động.

nghien cong viec anh 2

Điểm chính:

  • Nghiện công việc ảnh hưởng đến sức khỏe và các mối quan hệ.
  • Chúng ta có thể sớm xác định tình trạng bằng cách cân nhắc thời gian và tâm sức mình dành cho công việc.
  • Người có rối loạn cảm xúc dễ trở thành workaholic hơn bình thường.

Trong thời điểm kinh tế khó khăn, không ít người lao động đang cố sức làm nhiều hơn để tăng thu nhập, giữ vững vị trí của mình hoặc đảm bảo chất lượng công việc.

Cầu tiến là điều đáng được khích lệ. Tuy vậy, ám ảnh bởi công việc lại khá tai hại. Chứng nghiện việc cũng vì vậy mà hình thành, vắt kiệt tinh thần và thể chất của những workaholic.

Nếu bạn đang có những dấu hiệu sau, có lẽ đã đến lúc bạn cần nhìn lại mối quan hệ với công việc.


Vì sao ta nghiện làm việc?

Nghiện công việc là cụm từ thường được sử dụng để mô tả tình trạng một người làm việc liên tục ngoài kiểm soát.

Theo Verywell Mind, mặc dù khái niệm này đã có gần 50 năm và được công nhận rộng rãi trong văn hóa đại chúng, nghiện làm việc không chính thức nằm trong danh sách các bệnh rối loạn tâm lý.

Một trong những lý do chính là người làm việc quần quật, thường xuyên tăng ca lại hay được tuyên dương cả về vật chất lẫn tinh thần.

Điều này khiến phần lớn dân văn phòng ngộ nhận làm việc quá sức là một ưu điểm hơn là một vấn đề, từ đó tạo điều kiện cho nó tiếp tục tồn tại.


Người nghiện công việc trông như thế nào?

Như mọi chứng nghiện khác, người luôn bị thôi thúc phải làm việc có nhiều vấn đề liên quan đến các mối quan hệ, sức khỏe và chính sự nghiệp của họ.

Cho đến nay, ranh giới giữa một cá nhân siêng năng (hard worker) và người "tham công tiếc việc" (workaholic) vẫn chưa thực sự rõ ràng, theo Forbes.

Tuy vậy, các nhà nghiên cứu tâm lý ở Đại học Bergen, Na Uy cũng đã xác định 7 tiêu chí cụ thể để đối chiếu kịp thời, bao gồm:

  • Bạn nghĩ cách tạo thời gian để làm càng nhiều việc càng tốt.
  • Bạn dành nhiều thời gian làm việc hơn dự định ban đầu.
  • Làm việc giúp bạn giảm cảm giác vô dụng, tội lỗi và lo lắng.
  • Gia đình và bạn bè từng khuyên bạn nghỉ ngơi nhưng bạn không nghe họ.
  • Bạn căng thẳng và bồn chồn khi không thể ngồi vào máy tính.
  • Hoạt động cá nhân và sở thích của bạn phải tối giản, nhường chỗ cho công việc.
  • Sức khỏe bạn dần tệ đi vì thiếu ngủ, ăn uống thất thường do deadline.

Nếu bạn trả lời "thường xuyên" hoặc "luôn luôn" ở một trong các mục trên, bạn có thể đã nghiện công việc mà không biết.

Nghiên cứu cũng chỉ ra 3 nhóm trong mô hình 5 tính cách lớn (Big Five Personality Model) dễ nghiện việc hơn bình thường:

  • Nhóm dễ chịu - những người vị tha, giàu tình cảm, có xu hướng hợp tác tốt và thích giúp đỡ, đóng góp cho tổ chức của họ. Nhóm này thường khó nói "không" trước những yêu cầu từ cấp trên và đồng nghiệp.
  • Nhóm bất ổn cảm xúc - tập hợp những người tâm lý không ổn định, dễ cáu kỉnh, buồn bã và bất an. Trong lúc bối rối, họ có thể tìm đến công việc như lối thoát.
  • Nhóm hướng ngoại và sẵn sàng trải nghiệm - họ giàu tính sáng tạo và luôn có ý tưởng mong muốn được thực hiện, vì vậy tận dụng mọi điều kiện mình có để làm.


Nghiện công việc có cần điều chỉnh không?

Nếu bạn cảm thấy công việc đang ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của mình, và nghiêm trọng hơn là khiến bạn kiệt quệ, muốn từ bỏ sự nghiệp, thì câu trả lời là có.

Bạn có thể tìm thấy sự giúp đỡ từ chuyên gia hoặc những người bạn thân thiết, nhưng cuối cùng, điều quan trọng nhất là bạn từng bước thay đổi nhận thức của mình, theo Healthline.

Bắt đầu bằng việc sắp xếp khung giờ làm việc hợp lý hơn, có điểm bắt đầu và kết thúc cụ thể, bạn sẽ tập được thói quen phân định công việc với cuộc sống riêng tư.

Bạn cũng có thể định sẵn mình sẽ làm gì sau 18h-19h hàng ngày, như ăn tối với gia đình, xem series phim mới, dọn dẹp phòng ngủ,... Bằng cách này, bạn không còn thời gian cho task mới chen chân.

Đừng ngại sử dụng những ngày nghỉ phép và bàn giao, chia đôi trách nhiệm cho người khác khi cần. Ban đầu, cảm giác có thể không thoải mái vì bạn đã quen luôn tay luôn chân, nhưng rồi bạn sẽ nhận ra những thay đổi tích cực theo thời gian.

"Người thành công hiểu rõ thời gian là vàng bạc, nhưng họ không ngại chia 24h của mình cho hoạt động ngoài công sở. Một cuộc sống cân bằng giúp ta vui vẻ, tràn đầy năng lượng và khỏe khoắn hơn, nhờ vậy kích thích sáng tạo và nâng cao hiệu suất", Tiến sĩ Brian Wind, nhà tâm lý học lâm sàng, nói.

    Thiên Hân

    Đồ họa: Felis Le

    Bạn có thể quan tâm