Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dấu hiệu con bạn sẽ thành công trong tương lai

Những đứa trẻ thành công sẽ có những đặc điểm về tính cách rất nổi bật khi còn nhỏ, các em cũng được cha mẹ ủng hộ và luôn đồng hành trong mọi hoạt động quan trọng.

dua tre thanh cong anh 1

"Con tôi khi lớn lên sẽ thành người như thế nào?", đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi trở thành phụ huynh. Chuyên gia cha mẹ Margot Machol Bisnow, tác giả cuốn Raising an Entrepreneur, nói với CNBC rằng thay vì chỉ thắc mắc, cha mẹ nên giúp con phát triển những kỹ năng cần thiết để phát huy tiềm năng. Bà từng trò chuyện với 70 phụ huynh có con thành công, từ đó bà rút ra 5 đặc điểm chính góp phần làm nên cuộc đời và sự nghiệp của chúng ở thời điểm hiện tại.

dua tre thanh cong anh 2

1. Kiên trì: Những đứa trẻ kiên trì sẽ không từ bỏ cho đến khi các em tìm ra giải pháp hoặc học được điều gì đó từ thử thách. Các em cũng rất can đảm và không bị lung lay trước những phản ứng của người khác. Bà Margot Machol Bisnow lấy ví dụ về doanh nhân Jonathan Nema. Khi còn học trung học, anh từng thử kinh doanh nhưng không thành công. Dù vậy, Nema vẫn không nản lòng và quyết định bắt đầu lại sau khi tốt nghiệp đại học. "Tôi cứ thử, rồi thất bại, rồi chúng tôi lại cố gắng thử lại lần nữa. Tôi không thông minh hơn ai khác, tôi chỉ kiên trì hơn thôi", Nema từng nói.

dua tre thanh cong anh 3

2. Tò mò: Đứa trẻ tò mò thường đặt rất nhiều câu hỏi về cuộc sống xung quanh. Đôi khi, phụ huynh thấy phiền vì con hỏi nhiều nhưng thực ra đó lại là dấu hiệu tốt cho thấy con thông minh và thích học hỏi. Ví dụ, nhà sáng lập công ty Shareablee - bà Tania Yuki - cũng từng là một đứa trẻ rất tò mò. Nhớ lại hồi nhỏ, bà Yuki cho biết bà luôn tò mò với mọi thứ xung quanh và thích chạm và chúng. Bà cũng được cha mẹ khuyến khích tìm hiểu và sẵn sàng đồng hành cùng con.

dua tre thanh cong anh 4

3. Có đam mê: Bà Margot Machol Bisnow khuyên cha mẹ nên để trẻ khám phá mọi thứ theo cách các em muốn thay vì bắt chúng phải làm hài lòng người lớn. Từ đó, bà lấy ví dụ về doanh nhân Robert Stephens - người biến đam mê thời thơ ấu thành sự nghiệp của bản thân. Từ bé, Stephens thich sửa chữa mọi thứ nên ở tuổi 24, ông thành lập công ty sửa chữa Geek Squad và bán được với giá 3 triệu USD. Cha mẹ của Stephens là những người luôn ủng hộ đam mê của con và tin tưởng con có thể chọn đúng con đường cho riêng mình.

dua tre thanh cong anh 5

4. Muốn tự làm mọi thứ: Những đứa trẻ có tương lai thành công thường thích làm mọi thứ mà không cần động lực hay tác động từ bên ngoài. Nhà thiết kế thời trang Paige Mycoskie từng được ông bà tặng 100 USD vào dịp sinh nhật mỗi năm. Cô quyết định để dành số tiền đó để thực hiện ước mơ lớn nhất đời mình là mở công ty thời trang. Đến năm 2021, công ty Aviator Nation của Mycoskie đạt doanh thu khủng, lên đến 110 triệu USD/năm.

dua tre thanh cong anh 6

5. Chấp nhận rủi ro: Dhani Jones, cựu vận động viên bóng bầu dục, đồng thời là nhà sáng lập công ty Qey Capital chính là ví dụ điển hình của một đứa trẻ thành công vì dám chấp nhận rủi ro. Mẹ của Jones nói với bà Bisnow rằng anh không bao giờ ngại thể hiện bản thân và sẵn sàng chấp nhận mọi tình huống, dù là tình huống rủi ro. "Nhiều người sợ phải đối mặt với thách thức, nhưng nếu cha mẹ cho con đủ tự tin, chúng có thể tiếp cận với mọi thứ trong cuộc sống mà không hề nao núng", mẹ của Jones chia sẻ.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Lý do nhiều đứa trẻ chán ghét trường học

Trẻ không hứng thú với trường lớp có thể do nhiều vấn đề liên quan môi trường sống hoặc sức khỏe tâm thần.

Thái An

Ảnh: Pexels

Bạn có thể quan tâm