Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Dấu hiệu khàn tiếng hậu Covid-19 cần chú ý

Khàn tiếng, thay đổi giọng nói hậu Covid-19 có thể xảy ra ở những người từng nhập viện điều trị, phải thở máy hoặc đặt ống thông khí trong cổ họng.

Sau khi khỏi Covid-19, tôi vẫn bị rát họng, khàn tiếng, đôi khi quên từ cần nói. Tôi muốn hỏi triệu chứng này có nguy hiểm và cần đi khám không?

Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS)

SARS-CoV-2 có thể khiến người bệnh gặp một số thay đổi tạm thời đối với giọng nói của mình như tình trạng khàn giọng, mất tiếng hoặc âm thanh nhỏ hơn bình thường.

Một số người nhận thấy khả năng giao tiếp của họ bắt đầu thay đổi sau khi nhập viện điều trị Covid-19. Nhiều người cũng gặp khó khăn khi tìm từ ngữ phù hợp hoặc mắc lỗi khi nói, thậm chí khó khăn khi đọc và viết. Những thay đổi này thường là tạm thời và sẽ bắt đầu hết dần sau một vài tuần.

Tuy nhiên, nếu giọng nói vẫn chưa hoàn toàn trở lại bình thường sau 6-8 tuần kể từ khi bắt đầu có triệu chứng Covid-19, đặc biệt kèm theo dấu hiệu đau cổ họng, khó nuốt thức ăn hoặc đồ uống, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ đa khoa hoặc chuyên khoa tai mũi họng.

Nếu trong quá trình mắc Covid-19, người bệnh nhập viện điều trị, phải thở máy, đặt ống thông khí trong cổ họng, họ có thể có nguy cơ gặp các triệu chứng về giọng nói hoặc cổ họng trong thời gian dài sau khi khỏi bệnh.

Việc trải nghiệm bị ốm nặng và phải điều trị trong bệnh viện có thể làm kiệt quệ cảm xúc. Đối với một số người, điều này rất khó chịu và ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày. Cảm xúc và giọng nói liên kết chặt chẽ với nhau, vì vậy, việc cải thiện cảm xúc và phục hồi giọng nói cần tiến hành song song với nhau. Người bệnh nên hỏi bác sĩ nếu cần thêm hỗ trợ.

Cách chữa khàn tiếng, thay đổi giọng nói hậu Covid-19

Tôi có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV đã 2 tháng nhưng vẫn còn tình trạng bị khàn giọng, tiếng nói nhỏ. Tôi nên làm gì để cải thiện tình trạng này?

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm