Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Dấu hiệu bạn đã nhiễm ký sinh trùng

Gần đây, hai cánh tay của tôi xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay thành các mảng lớn. Liệu đây có phải là dấu hiệu của việc nhiễm ký sinh trùng?

Gần đây, hai cánh tay của tôi xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay thành các mảng lớn. Liệu đây có phải là dấu hiệu của việc nhiễm ký sinh trùng?

Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Nhung, khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai)

Ký sinh trùng là những sinh vật ký sinh vào cơ thể động vật, thực vật và con người để tồn tại. Ký sinh trùng được chia làm 3 loại:

  • Động vật đơn bào
  • Giun sán
  • Ngoại ký sinh.

Trong đó, giun sán là loại ký sinh vật phổ biến nhất, gây nhiều bệnh trong cơ thể con người. Đa phần ký sinh trùng ký sinh trong cơ thể con người ở đường tiêu hóa. Trong một số trường hợp, chúng có thể di chuyển đến các cơ quan khác.

Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng

Nếu xuất hiện một số dấu hiệu sau, mọi người cần đến ngay bệnh viện có chuyên khoa xét nghiệm ký sinh trùng để tầm soát, kịp thời điều trị, tránh các biến chứng gây hại cho sức khỏe:

  • Sốt kéo dài
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Ngứa hoặc nổi mề đay
  • Ngứa vùng hậu môn
  • Sụt cân, thiếu máu, suy dinh dưỡng

Ký sinh trùng khi xâm nhập vào cơ quan nào sẽ gây bệnh đặc trưng tại cơ quan đó. Trong đó, dễ thấy nhất là hiện tượng ngứa da, nổi ban, dị ứng.

  • Đi vào đường tiêu hóa: Gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy kéo dài
  • Đi vào phổi: Gây ho, viêm phổi, áp xe phổi
  • Đi vào gan: Làm xuất hiện áp xe gan, đau hạ sườn phải
  • Đi vào não: Gây ra các triệu chứng đau đầu, co giật, sốt li bì, viêm màng não
  • Đi vào các cơ quan mắt: Viêm màng bồ đào, giảm thị lực hay thậm chí mất thị lực

Ai dễ mắc bệnh về ký sinh trùng?

Bất cứ ai cũng có thể mắc các bệnh về ký sinh trùng. Tuy nhiên, bệnh tập trung nhiều ở một số trường hợp sau đây:

  • Người sống trong môi trường vệ sinh kém, vùng dịch tễ nhiễm ký sinh trùng
  • Người thường xuyên ăn rau sống
  • Người nuôi thú cưng như chó, mèo
  • Người không có thói quen tẩy giun định kỳ.

Biện pháp phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng

Bệnh ký sinh trùng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì thế, việc chủ động phòng ngừa là rất quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng tránh nhiễm ký sinh trùng:

  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi. Sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc. Không ăn các loại thực phẩm sống như gỏi cá, tiết canh...
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Không đi chân đất trong những vùng dịch tễ ký sinh trùng.
  • Sử dụng mùng chống muỗi khi ngủ để tránh lây bệnh sốt rét.
  • Thực hiện tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần. Đối với người nuôi chó mèo, cần tẩy giun cho chúng theo định kỳ và rửa tay sạch sẽ sau mỗi lần tiếp xúc.

Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, cung cấp chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết.

Nổi nhiều mụn sau peel da, bình thường hay đáng lo ngại?

Chia sẻ với O2 SKIN, không ít khách hàng cảm thấy lo lắng khi da bị nổi nhiều mụn sau khi peel.

Độc giả Kỳ Kỳ

Bạn có thể quan tâm