Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đau lòng chuyện nữ sinh tự tử vì bạo hành học đường

Chỉ 1 tháng gần đây, báo chí Anh đã đưa tin về 2 vụ tự tử của nữ sinh nước này, mà nguyên nhân đều là do họ không chịu đựng nổi cuộc sống bị bắt nạt tại trường học và trên Internet.

Đau lòng chuyện nữ sinh tự tử vì bạo hành học đường

Chỉ 1 tháng gần đây, báo chí Anh đã đưa tin về 2 vụ tự tử của nữ sinh nước này, mà nguyên nhân đều là do họ không chịu đựng nổi cuộc sống bị bắt nạt tại trường học và trên Internet.

Nếu như các teen đã từng chứng kiến cảnh cô nàng Jandi trong BOF bị bắt nạt tàn tệ ở trường, thì hiện tượng ấy trên thực tế cũng đang xảy ra rất mạnh mẽ tại các trường học ở Anh.

Tự tử vì bạo hành

Giữa tháng 7 vừa qua, Simone Grice - nữ sinh 15 tuổi tại Redruth, Cornwall tự tử bằng cách nhảy từ trên một cây cầu cao hơn 12m, trong tay vẫn còn cầm chiếc điện thoại di động và con búp bê mà cô có từ khi mới tập đi. Lý do: những bạn nữ ở trường ganh tị vì Simone xinh đẹp và trong suốt 1 năm qua, cô đã bị bắt nạt tàn bạo ở trường. Theo mẹ Simone kể lại, những bạn học đã nhổ nước bọt, ném đá, đánh và chế giễu Simone. Mặc dù sau đó gia đình đã đưa về học tại gia nhưng Simone vẫn tiếp tục bị ám ảnh và đã chọn cái chết để chấm dứt tất cả.

Gillan

Và mới đầu tuần này, một vụ tự sát nữa lại xảy ra. Lần này là nữ sinh Megan Gillan, cũng 15 tuổi, đã uống thuốc ngủ để tránh bài kiểm tra khoa học vào ngày hôm sau, sau khi bị nói xấu và chế nhạo trên mạng xã hội Bebo. Thậm chí có cả một chiến dịch nói xấu Megan đã được dựng lên. Mẹ Megan kể, cô đã òa khóc khi thấy mình liên tục bị gọi bằng những cái tên không lấy gì hay ho, đến cả trang phục cô mặc cũng bị chế giễu là dành cho “người đánh xe ngựa”. Ở trường, Megan bị bắt nạt vì thế cô đã được đưa vào lớp học đặc biệt dành cho những học sinh bị phân biệt - một phần của chiến dịch chống lại bạo hành học đường của trường học. Tuy nhiên, thực tế là Megan lại bị xếp học cùng chính những kẻ đã gây ra rắc rối, và mọi việc càng ngày càng tồi tệ hơn. Vào buổi sáng trước ngày cô bạn uống thuốc ngủ tự sát, Megan đã nói với mẹ “ Con sẽ tự sát nếu mẹ bắt con đến trường hôm sau”.

Khi chính các nạn nhân trực tiếp lên tiếng

Hóa ra việc bạo hành tại các lớp học và sau đó là cả trên mạng Internet đã không còn gì xa lạ. Ngay sau khi cha mẹ Megan lên tiếng về việc con gái mình đã bị bắt nạt như thế nào, đã có tới 10.000 bạn trẻ liên lạc với nhà quản trị mạng xin lời khuyên về trường hợp của mình. Georgia Wood, 13 tuổi: "Khi mới vào cấp 2, em đã quen được rất nhiều bạn mới. Nhưng sau khi dừng chơi với một cô bạn thì mọi người lại quay ra chống lại em. Chiến dịch tẩy chay ở trường bắt đầu từ những tin nhắn bảo tớ béo và xấu xí, sau đó họ đã lập cả một nhóm online mang tên “ Những người ghét Georgia Wood” và nhiều cái tên khác được đặt ra. Em bắt đầu lo lắng liệu những điều họ nói về mình có đúng hay không và vô cùng suy sụp. Ở trường, em chỉ dám ăn trưa thật nhanh rồi chạy vào WC khóc, còn ở nhà thì trốn trong phòng và la hét. Thậm chí em đã định thắt cổ trong nhà tắm. Rất may là em đã có gia đình, bố mẹ đã an ủi, phân tích, giúp tớ đổi số điện thoại để không phải nhận những tin nhắn và cuộc gọi đe dọa. Trang cá nhân trên Bebo cũng được xóa đi, những kẻ đó chỉ là những tên hèn mà thôi".

Georgia

Kiri Fuller, 15 tuổi cho biết: "Em đã bị bắt nạt suốt cả thời gian đi học, kể từ khi tớ bắt đầu học tiểu học”. Kiri đã bị đấm, đá vào đầu, sỉ nhục và thậm chí đã gẫy cả ngón tay. Sau đó thì mẹ Kiri đã đưa cô ra khỏi trường.

Đến khoảng năm 12-13 tuổi, khi Kiri bắt đầu có trang cá nhân riêng và chat với bạn bè qua MSN thì việc bạo hành trên mạng bắt đầu. Những kẻ đã từng bắt nạt Kiri tại trường học đột nhiên có được trang cá nhân của cô, chúng bắt đầu lập ra một trang giả mạo, nói xấu và gửi những tin nhắn hăm dọa đến các bạn của Kiri.

Kiri đã rất tức giận và tuyệt vọng. Nhưng thay vì có những suy nghĩ tiêu cực, cô không hề xóa trang cá nhân của mình đi. “Mình có quyền được online như bất cứ người nào. Internet là nơi mình có thể liên lạc với những người vẫn là bạn, vậy mà những kẻ đó lại cố gắng tước đoạt cả những điều ấy.” “Mình muốn chuyển nhà, muốn được vào ĐH, học ngành báo chí và lấy lại cuộc sống của mình".

Kiri từng bị đánh

Lời khuyên từ các chuyên gia

Không chỉ ở các nước phương Tây đang phát triển, ngày nay hiện tượng này đã xảy ra rất nhiều ở các nước châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc. Ở Việt Nam việc bắt nạt và nói xấu qua web cá nhân và blog cũng không phải là hiếm. Việc bạo hành qua mạng thậm chí còn nguy hiểm hơn bạo hành ở trường học. Bởi ở trường thì các teen còn có thầy cô và bạn bè, còn ở trên mạng, họ bị tra tấn bởi các tin nhắn và điện thoại, không có lối thoát, và cũng khó khăn hơn cho phụ huynh khi phát hiện ra sự việc.

Khi gặp phải vấn đề như vậy, tốt nhất là teen hãy tìm đến những người có trách nhiệm như nhà trường, chia sẻ với gia đình, người thân, hoặc với những bạn có cùng hoàn cảnh. Đừng giữ nó một mình , hậu quả có thể dẫn tới suy sụp nặng và có những ý nghĩ tiêu cực với bản thân.

Theo Kênh 14

Theo Kênh 14

Bạn có thể quan tâm