Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dạy chuyên Toán có cần 'luyện gà nòi'?

"Luyện gà nòi" là cách dạy chiêu thức để đạt thành tích cao trong thi cử. Hiện tại, cách dạy này vẫn tồn tại do bệnh thành tích trong giáo dục.

Trước hết, để có thể tranh biện và thảo luận, ta cần làm rõ các định nghĩa và khái niệm liên quan. "Luyện gà nòi" ở đây được hiểu là chăm chút, luyện các chiêu thức để thi đấu. Kết quả rất quan trọng vì liên quan thắng thua, tiền cược của chủ nhân. Còn sức khỏe và sự phát triển sau này của chú gà không mấy quan tâm.

TS Trần Nam Dũng - huy chương bạc Toán quốc tế năm 1983.

Liên tưởng vấn đề đào tạo học sinh giỏi, "luyện gà nòi" là dạy chiêu thức, cách giải độc đạo, bắt tủ để đạt thành tích cao nhất trong cuộc thi cụ thể. Mục tiêu là thành tích của thầy, của trường, của phụ huynh (thường là cả học sinh cũng rất hứng thú với những thành tích đó), chứ không phải sự phát triển vững chắc và lâu dài của bạn trẻ.

Nếu được hiểu theo nghĩa này, rõ ràng "luyện gà nòi" là không cần và không nên. Nhưng tại sao ta biết thế mà tình trạng này vẫn diễn ra?

Đó đơn giản do áp lực thành tích. Người thầy đôi khi biết dạy như thế là phản sư phạm, áp đặt, nhưng vẫn “buộc” phải làm để có thành tích “an lòng” lãnh đạo và phụ huynh.

Chính vì thế, có thầy nhiều thành tích, sau này lại đánh giá sự nghiệp của mình bằng điểm âm. Tất nhiên, cũng không ít thầy cô xây dựng, đánh bóng tên tuổi bằng những thành tích ấy.

Cách đây khoảng 10 năm, trong buổi gặp gỡ phụ huynh, họ nói với tôi, năm nay, thành tích học sinh giỏi của lớp chưa tốt. Tôi bảo, việc phát triển các cháu phải tính đến định hướng lâu dài. Các vị ấy nói: “Thực sự chúng tôi cũng nghĩ thế, nhưng dù sao có thành tích vẫn hơn, thầy ạ”.

Năm sau, thành tích của học sinh lớp này may mắn được cải thiện, nhiều em đoạt giải quốc gia, có học sinh được dự thi Toán quốc tế. Nhưng điều mà tôi vui mừng hơn là các em đều phát triển tốt, dù nhiều bạn thậm chí không lọt vào đội tuyển trường.

'Tôi không thể sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi'

“Tôi dạy học không nghĩ đến tiền nong, cũng không tiêu tốn gì ngoài tiền ăn, không nghĩ đến mua nhà, mua xe”, TS Trần Nam Dũng nói.

Một điều đáng lo ngại nữa là chất lượng đề thi ở cấp độ vòng tỉnh, vòng trường không tốt: Các bài toán được lấy ở đâu đó, hay được sáng tác cẩu thả, dùng những ý tưởng vụn vặt. Để đối phó sẽ có cách học tương ứng là học tủ và các chiêu thức vụn vặt. Cả hai cách học này đều không có lợi cho sự phát triển của học sinh.

Ngày xưa, tôi có được dạy theo kiểu "luyện gà nòi" không? Xin trả lời là không. Các thầy dạy chúng tôi những điều rất căn bản, rèn kỹ năng xử lý vấn đề, cách thức tiếp cận bài toán.

Ngày nay, tôi có dạy học sinh "luyện gà nòi" không? Xin trả lời là không. Có thể điều này sẽ ảnh hưởng thành tích của học sinh, của trường, nguyện vọng của phụ huynh, nhưng tôi vẫn luôn kiên định như vậy. Suy cho cùng, thầy giáo dạy học sinh cách học, chứ không phải để chúng có những thành tích nhất thời.

TS Trần Nam Dũng đoạt huy chương bạc Olympic Toán quốc tế năm 1983.

Năm 1988, tốt nghiệp khoa Toán, Đại học Mát-xcơ-va, TS Trần Nam Dũng được nhận vào Đại học Tổng hợp.

Ông được mệnh danh “cao thủ” luyện thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Những gương mặt nổi bật trong số học trò của vị tiến sĩ toán học này là Lê Quang Nẫm (huy chương vàng Olympic Toán châu Á - Thái Bình Dương 1997), Phạm Tuấn Huy (huy chương vàng Toán quốc tế 2013, 2014), Võ Anh Đức (huy chương vàng Toán quốc tế 2013), Cấn Trần Thành Trung (huy chương vàng Toán quốc tế 2013), Hoàng Anh Tài (huy chương bạc Toán quốc tế 2015).

TS Trần Nam Dũng là người tiên phong xây dựng cộng đồng Toán học với những hoạt động mạng, trại hè lý thú, nhằm khơi gợi và nuôi dưỡng tình yêu toán cho giới trẻ tại khu vực miền Nam, khởi nguồn từ mạng Trí tuệ Việt Nam.

Hiện tại, ngoài giảng dạy tại Đại học Quốc gia TP HCM, ông tham gia dạy trực tuyến tại Zuni.vn và giảng bài tại các tỉnh thành lân cận.

Học sinh chuyên Toán thường 'đuối' khi vào đại học

Nhiều giáo sư, tiến sĩ Toán học nổi tiếng cho rằng, đào tạo chuyên Toán phải bắt đầu từ bậc THCS và phát triển cao hơn ở đại học.

'Ra nước ngoài học Toán là cách thành người giỏi nhanh nhất'

Đó là ý kiến của GS Đỗ Đức Thái (Đại học Sư phạm Hà Nội), người giành huy chương đồng Olympic Toán quốc tế năm 1978.


TS Trần Nam Dũng

ĐH Quốc gia TP HCM

Bạn có thể quan tâm