Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đề xuất phạt 60 triệu đối với người vu khống trên mạng xã hội

Theo đề xuất của Bộ Công an, hành vi làm, phát tán thông tin bịa đặt, vu khống trên mạng nhằm xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác sẽ bị phạt tối đa 60 triệu đồng.

Ngày 21/9, Bộ Công an đã hoàn thành dự thảo lần 2 nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong 2 tháng.

Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực an ninh mạng. Dự kiến nghị định có hiệu lực từ 1/12.

Tại điều 9 của dự thảo nghị định, Bộ Công an đề xuất phạt tiền 20-40 triệu đồng đối với hành vi phát tán, tàng trữ thông tin có nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm; thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác.

Đáng chú ý, dự thảo đề xuất phạt tiền 40-60 triệu đồng đối với hành vi làm ra và phát tán thông tin có nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm người khác.

Vu khong tren mang anh 1

So sánh mức phạt các hành vi của Nghị định 15/2020 và dự thảo nghị định mới.

Ngoài ra, hành vi làm và phát tán thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm; thông tin xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc lập các trang thông tin điện tử, mạng xã hội hoặc chuyên trang, diễn đàn điện tử để đăng thông tin sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm, làm nhục, vu khống, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, có thể bị phạt tối đa 60 triệu đồng.

Các mức phạt trên cao gấp 2-3 lần so với chế tài đang được áp dụng. Cụ thể, Khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020 quy định hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân thì bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.

Còn Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020 nêu hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị xử phạt 10-20 triệu đồng.

Chia sẻ góc nhìn, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết gần đây, dư luận quan tâm việc một số cá nhân sử dụng tính năng livestream (phát sóng trực tiếp) để thể hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội. Trong đó, nhiều video livestream được cho là có nội dung bôi nhọ, xúc phạm danh dự cá nhân khác.

Theo luật sư, livestream trên mạng xã hội để vu khống người khác là một trong những dấu hiệu của hành vi làm, phát tán thông tin bịa đặt, xuyên tạc, xúc phạm, làm nhục, vu khống, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bộ luật Hình sự 2015 định nghĩa vu khống là hành vi loan truyền thông tin sai sự thật do người khác tạo ra mặc dù biết đó là thông tin sai sự thật. Nội dung của thông tin sai sự thật thể hiện sự xúc phạm đến danh dự, uy tín, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Dạng đặc biệt của vu khống là hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Đối với hành vi sử dụng không gian mạng để làm ra, phát tán thông tin nhằm xúc phạm danh dự hay vu khống người khác, cơ quan tố tụng sẽ chấp nhận các chứng cứ điện tử như ghi âm, ghi hình, chụp ảnh màn hình rồi lập vi bằng.

Chứng cứ điện tử thu thập trên mạng xã hội đa phần ở dạng hình ảnh và giọng nói có thể đọc, nghe và nhìn được. Ngoài ra còn có lời khai của các bên liên quan, nhân chứng, kết luận giám định, văn bản công chứng hay các nguồn khác mà pháp luật quy định.

Nghệ sĩ Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, danh hài Hoài Linh là 2 trong số 5 người gửi đơn yêu cầu Công an TP.HCM xử lý bà Nguyễn Phương Hằng về tội vu khống.

Một số vi phạm giao thông được kiến nghị tăng mức phạt 5-10 lần

Trong dự thảo Nghị định 100 sửa đổi, một số vi phạm được Bộ GTVT kiến nghị tăng mức phạt 2-5 lần. Đặc biệt, hành vi bán, sản xuất biển số xe giả có mức phạt tăng tới 10 lần.

Những vi phạm giao thông được đề xuất tăng nặng mức xử phạt

Trong dự thảo Nghị định 100 sửa đổi, Bộ GTVT đề xuất tăng nặng một số hành vi có tính chất nguy hiểm, nguy cơ cao dẫn tới tai nạn và có mức độ thiệt hại lớn.

Khai gian để được tiêm vaccine có thể bị phạt đến 20 triệu

Hành vi khai gian thông tin cá nhân để được tiêm vaccine trái với quy trình có thể bị xem xét xử phạt hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

Hoàng Lam

Bạn có thể quan tâm