Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

ĐH Luật ra đề thi bằng thơ về tình huống ‘cai sữa cho con’

Đề thi đưa ra tình huống một người đàn ông đã bôi nhầm thuốc độc vào "gò bồng đảo" của vợ để cai sữa cho con. Khép lại đề thi là cái chết của người... hàng xóm.

Đề thi hết học phần, môn Kỹ năng chung về Tư vấn pháp luật của Trung tâm Tư vấn Pháp luật, ĐH Luật Hà Nội đặt ra tình huống: “Anh A, trong tâm trạng rất bất ổn, yêu cầu tư vấn về vụ việc vừa xảy ra tại nhà”.

Nội dung vụ việc mà anh A trình bày dưới dạng bài thơ, được tóm tắt như sau: Anh A vì cai sữa cho con đã bôi lọ dung dịch màu vàng lên “gò bồng đảo” của vợ rồi đi làm. Sau đó, anh mới phát hiện mình lấy nhầm lọ thuốc cực độc:

Ba đã giết con rồi
Hốt hoảng lẫn rối bời
Anh A. liền tức tốc
Phóng vội xe về nhà

Tuy nhiên, khi trở về, anh rất bất ngờ với tình huống xảy ra:

Nhìn thấy từ… xa xa
Nhà đông người qua lại
Người thì hô cấp cứu
Kẻ bảo… nó chết rồi
Ôi! Ba giết con rồi
Anh A khuỵu trước cổng

Như phép tiên… rồi bỗng
Đứa bé từ trong nhà
Rẽ đám đông chạy ra
Ôm chầm lấy người cha
Hổn hển… mách rằng là
Chú hàng xóm.. gần nhà
Chết trong kia, ba ạ.

Từ đó, đề bài đưa ra các câu hỏi và cho phép học viên được sử dụng tài liệu.

De thi bang tho anh 1
Đề thi của Đại học Luật Hà Nội được chia sẻ trên mạng xã hội. 

Ngay sau khi chia sẻ trên mạng xã hội, đề thi nhận được sự quan tâm của nhiều thành viên. Bạn Lê Nguyễn cho rằng: “Đề thi được thể hiện dưới hình thức bằng thơ, mới mẻ và là đột phá trong cách ra đề của thầy cô trường Luật”.

Một số thành viên khác nhận xét, đề thi nêu tình huống hài hước nhưng cũng rất… “bá đạo”. Nhưng họ cũng đặt câu hỏi tình huống "nhạy cảm" này có thật sự phù hợp để mang vào đề thi?

Chia sẻ với Zing.vn, ông Vũ Văn Cương – Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật, ĐH Luật Hà Nội xác nhận: Đây là đề thi cuối năm học dành cho học viên văn bằng hai, hầu hết là những người đi làm, đã có gia đình nên khá phù hợp.

Đề thi được ông Cương đánh giá là bước đột phá của Trung tâm khi thể hiện dưới hình thức thơ, khiến đề trở nên mềm mại, tâm trạng của nhân vật cũng được thể hiện rõ nét hơn.

Tuy nhiên, hình thức mới cũng nhận được những ý kiến không ủng hộ, cho rằng đề thi phải được thể hiện theo cách truyền thống, chuẩn mực. Mọi đóng góp đều được Trung tâm tiếp nhận. Ông Cương khẳng định: "Để ra đề thi, chúng tôi đã rất cân nhắc".

Vị giám đốc trung tâm cho biết, 99% người không có chuyên môn pháp luật khi đọc đề thi này sẽ suy luận ngay vấn đề ngoại tình.

"Tuy nhiên, cái chết của một con người có thể nhiều nguyên nhân, người làm nghề pháp luật phải có tuy duy phản biện, rút kinh nghiệm để đưa ra đánh giá hay kết quả đúng, tránh trường hợp kết tội oan chỉ vì nhìn hiện tượng mà đánh giá bản chất”, ông Cương chia sẻ.

Ông Cương thông tin, trong đáp án của đề thi có 6 nguyên nhân dẫn đến cái chết của người hàng xóm. Đề thi yêu cầu học viên phải có tầm nhìn khác, tư duy rộng và toàn diện.

Đề thi lớp 11 về 'Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi'

Đọc đề văn dựa trên chi tiết của tiểu thuyết "Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi", nhiều người không khỏi xúc động, nhớ về một thời tuổi trẻ.

Quyên Quyên

Bạn có thể quan tâm