Tâm lý học là ngành không thể thay thế bằng máy móc, công nghệ, dù xã hội phát triển đến đâu. Chính vì vậy, trong tương lai gần, đây là ngành có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển lớn.
Tâm lý học là một trong những ngành quan trọng và cần thiết cho con người trong sự phát triển của xã hội. Nó đáp ứng nhu cầu chăm sóc đời sống tinh thần, đặc biệt trong bối cảnh xã hội càng phát triển thì áp lực càng cao.
Sinh viên ngành Tâm lý học của trường Nguyễn Tất Thành. |
Với phương châm “Thực học - thực hành - thực danh - thực nghiệp”, trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho biết, nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học lý thuyết và thực hành. Từ năm thứ nhất, sinh viên được tham gia vào tổ tư vấn học đường của khoa.
Trong quá trình học tập, sinh viên có điều kiện tiếp xúc, thực hành, thực tập tại các trung tâm hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý học. Qua đó, các bạn sẽ biết cách thiết lập hồ sơ, nắm bắt tâm lý của từng đối tượng, cũng như chia sẻ và tư vấn. Sau khi ra trường, các bạn có thể bắt tay vào công việc ngay mà không bị bỡ ngỡ.
Minh An - sinh viên của khoa cho biết: “Thầy cô đã tạo điều kiện cho sinh viên thực tập về giáo dục giới tính ở các lớp khác, giúp bọn mình nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và nói chuyện trước đám đông”.
Những buổi học và thực tập sinh động. |
Bạn Kiều Oanh chia sẻ thêm: “Trong chuyến thực tập ở trường mầm non Tuổi Thần Tiên, bọn mình đã áp dụng những kiến thức về Tâm lý học phát triển để nắm bắt tâm lý, trò chuyện cùng các bé, quan sát và học hỏi cách chăm sóc trẻ của các cô ở trường.”
Ngoài những buổi thực hành chuyên ngành, sinh viên được tham gia các buổi tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh THPT. Nhờ vậy, các bạn rút ra được nhiều bài học, cũng như hiểu hơn về điểm mạnh, điểm yếu của chính mình.
Những giờ thực hành này giúp bài học sinh động hơn, không còn khô khan, nhàm chán. Đi nhiều, gặp gỡ nhiều hoàn cảnh trong cuộc sống thực tế giúp sinh viên có góc nhìn đa chiều hơn, ghi nhớ lý thuyết dễ dàng hơn. Đây là điều khiến Minh An và Kiều Oanh cảm thấy tâm đắc khi học tại trường Nguyễn Tất Thành.
Thạc sĩ Lê Thị Hằng - Trưởng Bộ môn Tâm lý, Khoa Du lịch và Việt Nam học dự đoán, nhu cầu nhân lực ngành Tâm lý học trong thời gian tới hứa hẹn sẽ gia tăng, công việc cho sinh viên cũng phong phú. Bạn có thể trở thành giảng viên, chuyên viên nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; chuyên viên tư vấn tâm lý tại trường học, bệnh viện; hoặc nghiên cứu tâm lý khách hàng cho doanh nghiệp…
“Được thầy cô tư vấn, bọn mình nhìn thấy nhiều cơ hội, tự tin tìm cho bản thân một lĩnh vực thực sự phù hợp”, Minh An cho biết.
Minh An (đầu tiên bên trái) và Kiều Oanh (thứ 3 từ trái sang) tự tin với lựa chọn của mình. |
Nếu đam mê với ngành Tâm lý học, trường Đại học Nguyễn Tất Thành là một địa chỉ đào tạo uy tín, trách nhiệm để bạn cân nhắc lựa chọn.
Trường tuyển sinh ngành Tâm lý học theo 4 phương thức: Xét tuyển kết quả thi THPT năm 2020 theo tổ hợp môn. Xét tuyển thông qua tổng điểm trung bình của 3 học kỳ lớp 10, 11, 12 đạt từ 18 trở lên (tùy chọn mỗi năm 1 học kỳ); điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên; điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên. Xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM. Xét tuyển thẳng theo kết quả các kỳ thi quốc gia, quốc tế.
Độc giả tìm hiểu thêm thông tin tại đây.
Bình luận