Bị viêm họng hơn một tuần và uống thuốc không khỏi, đầu tháng 5, anh Nguyễn Văn Thái đến phòng khám gần nhà siêu âm, phát hiện khối u tuyến giáp. Sau một tuần chờ xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, anh Thái nhận kết quả u lành tính.
Tuy nhiên, khi thấy triệu chứng không cải thiện, anh Thái quyết định khám lại tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội. Với kinh nghiệm điều trị ung thư nhiều năm, ThS.BS Trần Ngọc Hải - khoa Ung bướu - lập tức chỉ định người bệnh thực hiện bổ sung một số xét nghiệm chẩn đoán. Kết quả cho thấy anh Thái bị ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn một, khối u có kích thước 2,1x2,1 cm tại thùy trái, chưa di căn hạch. Người bệnh được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp.
“Cái khó trong trường hợp của anh Thái là lựa chọn phương pháp điều trị phẫu thuật tối ưu. Có trường hợp siêu âm không nhận biết hết tổn thương, vì vậy bác sĩ cần cân nhắc kỹ giữa cắt một phần hay toàn bộ tuyến giáp. Trong trường hợp thùy đối bên đã tồn tại khối u ác tính, nếu không được điều trị, người bệnh có nguy cơ tái phát, phải mổ lần hai”, bác sĩ Hải chia sẻ.
Ba ngày sau phẫu thuật, anh Thái khỏe mạnh xuất viện. |
Ca mổ kéo dài hai tiếng do ThS.BS.CKII Nguyễn Văn Trường - Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội - thực hiện. Nửa tiếng sau khi mổ, người bệnh tỉnh táo, có thể ăn uống nhẹ và giao tiếp bình thường. Sau ba ngày, người bệnh xuất viện và điều trị tại nhà.
“Thời gian từ lúc khám, tư vấn, lựa chọn phương pháp điều trị đến phẫu thuật chỉ vỏn vẹn 24 tiếng, rất nhanh chóng và kịp thời”, anh Thái tâm sự.
Theo bác sĩ Trường, ở giai đoạn bệnh của anh Thái, phương pháp phẫu thuật là lựa chọn ưu tiên. Trong điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú, phẫu thuật là phương pháp điều trị nền tảng và then chốt. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể kết hợp các phương pháp như thuốc nội tiết, iốt phóng xạ giúp phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Thuốc nội tiết được áp dụng cho trường hợp người bệnh phẫu thuật loại bỏ toàn bộ tuyến giáp hai bên. Riêng trường hợp có nguy cơ tái phát cao, bác sĩ sẽ chỉ định dùng iốt phóng xạ.
Bác sĩ Hải nói thêm trong số các thể bệnh ung thư tuyến giáp, thể nhú là loại biệt hóa thường gặp, tiên lượng tốt và có thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh phát hiện càng sớm, khả năng điều trị khỏi càng cao. Bệnh thường gặp ở nữ giới, nhưng nam giới không nên chủ quan.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho người bệnh. |
Ở giai đoạn đầu của ung thư tuyến giáp, người bệnh thường không có triệu chứng. Đa phần bệnh nhân tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, bướu cổ, nuốt vướng, nuốt nghẹn hay khàn giọng là biểu hiện thường gặp. Triệu chứng này báo hiệu sự chèn ép dây thanh quản gây liệt dây thanh hoặc chèn ép thực quản. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khối u có thể di căn, khiến quá trình điều trị khó khăn, tỷ lệ đáp ứng kém và tiên lượng sống giảm.
Hút thuốc lá, uống rượu bia, béo phì, hội chứng chuyển hóa, chế độ ăn thừa hoặc thiếu muối iốt… là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh u tuyến giáp. Bên cạnh hạn chế yếu tố nguy cơ, bác sĩ Hải khuyên nam giới nên khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ tại các cơ sở uy tín, có đầy đủ năng lực chẩn đoán và điều trị.
* Tên người bệnh được thay đổi
Từ nay đến hết năm 2024, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội triển khai chương trình khám miễn phí cho bệnh nhân ung thư (đăng ký một lần - nhắc hẹn cả đời) với nhiều quyền lợi. Ngoài khám miễn phí, người bệnh được nhắc lịch tái khám, theo dõi bởi đội ngũ chuyên gia được đào tạo tại nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Singapore...
Để khám ung bướu miễn phí, độc giả liên hệ 18006858 - 02471066858, đăng ký trực tuyến tại đây hoặc đến trực tiếp địa chỉ 108 phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội.