Chiều 2/8, ĐH Luật TP.HCM công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 để tuyển sinh các ngành đào tạo trình độ đại học chính quy.
Cụ thể như sau:
Ngày 28/7, ĐH Luật Hà Nội là trường đào tạo ngành Luật đầu tiên công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Theo đó, mức điểm sàn của trường là 15, 18 và 20 điểm. Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển và theo học tại trụ sở chính, tổng điểm các môn thuộc tổ hợp xét tuyển C00 từ 20 điểm trở lên.
Các tổ hợp khác, thí sinh phải đạt từ 18 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên). Riêng ngành Luật thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh, kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh đạt từ 7 điểm trở lên.
Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển và theo học tại Phân hiệu Đắk Lắk chỉ xét tuyển ngành Luật, tổng điểm các môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 15 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên).
Trong khi đó, khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội xác định mức điểm sàn xét tuyển đại học chính quy năm 2022 là 20 điểm đối với mọi ngành, mức điểm này bằng với ngưỡng ĐH Quốc gia Hà Nội đưa ra.
Năm nay, khoa Luật tuyển sinh 750 chỉ tiêu. Bốn ngành đào tạo bao gồm Luật, Luật (đào tạo theo chương trình chất lượng cao), Luật Kinh doanh, Luật Thương mại quốc tế. Năm ngoái, ngành Luật có điểm chuẩn cao nhất ở khối C00 là 27,75 điểm.
Hội đồng tuyển sinh Học viện Tòa án đưa ra mức điểm sàn 19 điểm đối với mọi tổ hợp xét tuyển (A00, A01, C00, D01). Theo thông báo, học viện chỉ nhận xét tuyển những thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển 1 hoặc/và 2 vào trường.
Do vậy, thí sinh nào không đăng ký đúng hoặc đăng ký nhiều hơn 2 nguyện vọng hoặc có 1 nguyện vọng đăng ký không thuộc nguyện vọng 1 hoặc 2 phải điều chỉnh lại nguyện vọng cho đúng. Nếu không điều chỉnh, trường coi là hồ sơ không hợp lệ và không xét tuyển.
Ngoài ra, thí sinh không tham gia sơ tuyển hoặc đã tham gia sơ tuyển nhưng không đạt sơ tuyển vào Học viện Tòa án thì không đủ điều kiện xét tuyển.
Trong khi đó, ĐH Kiểm sát Hà Nội thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học chính quy ngành Luật năm 2022 là 17 điểm (chưa bao gồm điểm ưu tiên) đối với tất cả tổ hợp xét tuyển (A00, A01, C00, D01).
Năm nay, trường dự kiến tuyển sinh 410 chỉ tiêu. Trong đó, 350 chỉ tiêu dành cho ngành Luật - chuyên ngành Kiểm sát, 60 chỉ tiêu dành cho chuyên ngành Luật Thương mại (đây cũng là ngành mới mở của năm nay).
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH Luật - ĐH Huế cần có tổng điểm 3 môn tổ hợp đạt từ 15,5 điểm trở lên đối với hai ngành Luật và Luật kinh tế. Năm ngoái, mức điểm chuẩn vào hai ngành này đều là 18,5 điểm.
Điểm thi THPT 2022
Nam sinh tốt nghiệp điểm cao nhất Bách khoa tự trách vì đỗ đại học
Là người duy nhất trong số 3 anh em trai được đi học đại học, thế nhưng, Dương nhiều lần tự trách vì bản thân mang thêm gánh nặng cho gia đình.
Hơn 11.500 thí sinh tranh suất sớm vào trường Sư phạm
Sáng 11/5, hơn 11.500 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội để tranh suất vào các trường Sư phạm trên cả nước.
Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024
Cả nước có 1.067.391 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT, nhiều hơn năm 2023 khoảng 43.300 em.
Tỷ lệ chọi vào trường chuyên Hà Nội giảm mạnh, có lớp giảm hơn một nửa
Theo số liệu thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 công lập năm 2024 do Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố, tỷ lệ chọi vào 4 trường THPT chuyên và có lớp chuyên của thành phố giảm mạnh.
IDP lên tiếng vụ cấp 56.200 chứng chỉ IELTS không hợp lệ
Bộ GD&ĐT nói 56.200 chứng chỉ IELTS do IDP cấp không hợp lệ, song đơn vị này khẳng định số chứng chỉ này được 12.000 tổ chức trên toàn thế giới công nhận.