Theo trình bày của chị P.T.T. trong đơn, do gia đình có nhu cầu nghỉ dưỡng vào dịp Tết Ất Tỵ 2025, chị đã lên mạng tìm kiếm thông tin. Vì đã nhiều lần đặt phòng qua các trang fanpage (trang cá nhân) của các khu nghỉ dưỡng thành công, nên chị T. khá tin tưởng vào các trang fanpage.
Tìm thấy một cơ sở lưu trú tại Ninh Bình sở hữu trang fanpage có tích xanh (thể hiện xác minh quyền sở hữu cho tài khoản), chị T. nhắn tin hỏi và được tư vấn nhiệt tình.
![]() |
1 trong những nội dung giao dịch bị lừa đảo do nạn nhân cung cấp. |
Sau đó, một số đối tượng tự xưng là nhân viên khu nghỉ dưỡng trên liên tục gọi điện qua messenger thúc giục chị T. đặt cọc trước giữ chỗ, với lý do cơ sở lưu trú sắp cạn phòng và không thể giữ chỗ nếu không chuyển tiền trước.
Chị T. đã chuyển khoản tiền đặt cọc 6,5 triệu đồng để giữ chỗ cho 2 phòng. Nhưng không lâu sau đó, phía khu nghỉ dưỡng báo lại khách đã gửi chuyển khoản sai nội dung và yêu cầu chị T. sao chép mã do bên khu nghỉ dưỡng cung cấp vào nội dung chuyển khoản xác nhận.
Các đối tượng cho biết chỉ cần thao tác đúng sẽ hoàn trả lại khoản tiền đặt cọc ban đầu vì chuyển nhầm, nhưng chị T. phải kích hoạt ví điện tử VNpay theo hướng dẫn trong đoạn đoạn clip các đối tượng gửi cho chị T..
Tin tưởng vào hướng dẫn của các đối tượng, chị T. vào phần chuyển tiền, nhập mã vào ô số tiền với nội dung kích hoạt VNpay. Tuy nhiên đối tượng sau đó gửi cho chị T. một bức ảnh chụp nội dung "Giao dịch không thành công" và yêu cầu nhập mã xác thực VNpay để nhận lại tiền từ doanh nghiệp.
Vì muốn lấy lại số tiền ban đầu, lại bị thúc ép liên tục phải nhập mã xác thực, chị T. vào ứng dụng ngân hàng của mình, nhập mã VNpay với các dãy số mà đối tượng lừa đảo gửi.
Chị T. đã không ngờ các dãy số đối tượng gửi chính là số tiền bị chuyển đi từ tài khoản của chị, với tổng cộng 4 lần “được hướng dẫn”, chị T. đã chuyển đi hơn 1 tỷ đồng, sau đó các đối tượng ngắt toàn bộ liên lạc.
Hiện lãnh đạo Công an TP Hải Phòng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ liên quan vào cuộc, xác minh và điều tra làm rõ vụ việc.
Nội dung cuốn sách "Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam" đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về an ninh mạng dưới góc độ của ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; đánh giá thực trạng pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.