Đọc ký hiệu vô-lăng xe F1
Để có thể điều khiển thuần thục một chiếc F1 mạnh mẽ, các tay đua cần học cách sử dụng vô-lăng cũng như nắm được “bố cục” các loại nút điều khiển gắn trên bộ phận quan trọng này.
Lái một chiếc xe Công thức 1 (F1) không chỉ thú vị và tạo cảm giác mạnh mà còn rất khó. Tất nhiên, khó ở đây không liên quan đến sự an toàn của người lái bởi ai cũng biết rằng đua xe Công thức 1 thực sự là một môn thể thao nguy hiểm.
Những ai mới “chập chững” làm quen với xe Công thức 1 cần xem xét một thực tế: trong suốt cuộc đua, người lái phải chuyển số khoảng 3.500 lần, luôn giữ liên lạc với đội của mình, kiểm tra vạch nhiên liệu, kích hoạt KERS (hệ thống phục hồi năng lượng động), kích hoạt bơm, điều chỉnh bánh xe, điều chỉnh thanh cản va theo từng điều kiện cụ thể, theo dõi màn hình hiển thị những thông tin hữu ích như vòng quay, số vòng chạy, tốc độ, số, thay đổi cấu hình phanh, kích hoạt bộ giới hạn tốc độ trong pit lane (nếu cần), điều khiển cấu hình vi sai…
Vô-lăng của chiếc McLaren MP4-23 (mùa giải 2008). |
Vô-lăng của McLaren MP4-23 nhìn từ đằng trước. |
Đây cũng chính là những khó khăn thường gặp của các tay đua khi bước vào buồng lái F1. Để hoàn thành tốt đường đua, các tay đua chỉ cần quan tâm đến một bộ phận duy nhất trên F1, đó là vô lăng.
Cấu trúc của vô-lăng đóng vai trò quan trọng không kém cách sắp xếp các nút trên bộ phận này bởi nó mang đến cho tay đua cảm giác thoải mái khi ngồi trong khoang lái. Thông thường, vô-lăng được chế tạo bằng những vật liệu nhẹ như sợi carbon, nhôm, titan, thép và nhựa bao gồm cả cao su nhằm giúp người lái cầm chắc tay hơn. Dù chứa rất nhiều loại nút điều khiển các thông số của xe, vô-lăng nặng không đến 1,5 kg sau khi hoàn thiện.
Ngoài ra, theo luật hiện tại của FIA, vô-lăng sử dụng trong xe Công thức 1 phải dễ tháo rời nhằm đảm bảo an toàn cho người lái trong trường hợp xảy ra tai nạn. Nếu thường xuyên theo dõi các giải đua Công thức 1, bạn sẽ nhận ra rằng lái xe luôn luôn bỏ vô-lăng ra trước rồi mới rời khỏi xe. Lý do giải thích cho hành động này là vì trong khoang lái của xe F1 không có đủ chỗ cho các tay đua bước ra ngoài trừ khi tháo bỏ vô-lăng trước.
Khi xem xét cách bài trí các nút bấm và công tắc xoay, bạn sẽ thấy mỗi loại vô-lăng được thiết kế khác nhau phụ thuộc vào người lái. Ngay cả khi ở trong cùng một đội, vô-lăng xe của các tay đua trông vẫn hoàn toàn khác biệt. Những người lái thử xe cũng luôn sử dụng loại vô-lăng đã điều chỉnh lại theo thói quen của họ để tăng khả năng điều khiển. Mỗi tay đua đều có một cách sắp xếp riêng. Hãy lấy vô-lăng của chiếc BMW Sauber làm ví dụ. Sau đây là cấu hình vô-lăng do tay đua Nick Heidfeld và Robert Kubica sử dụng trong mùa giải năm 2009:
Đối với tay đua Nick Heidfeld:
Vô-lăng do tay đua Nick Heidfeld sử dụng trong mùa giải năm 2009. |
1. Thông tin của FIA/điều khiển giải đua
2. Đèn báo vị trí số
3. Màn hình đa năng (hiển thị vòng quay động cơ, số vòng chạy, tốc độ, số…)
4. Vị trí mo (khi dừng lại)
5. W – kích hoạt cánh gió trước
6. Nút đa năng
7. K – nút kích hoạt KERS
8. – (chỉnh xuống)
9. + (chỉnh lên)
10. Ack – báo nhận
11. PL – bộ hạn chế tốc độ trong trên đường pít
12. Bánh dự trữ
13. R – đài radio
14. Đường Pit dừng box
15. BP – côn
16. SC – chế độ an toàn
17. Bộ vi sai
18. Cấu hình bộ vi sai tải trước
19. Bộ vi sai
20. Điều khiển đường trường
21. Công tắc chọn (KERS, thanh cản trước, vòng tua)
22. Điều chỉnh bánh
23. Điều chỉnh cánh gió trước
24. Bảng chỉ dẫn pê-đan
25. Hỗn hợp nhiên liệu
26. Cần điều khiển lên số
27. Cần điều khiển xuống số
28. Côn
Đối với tay đua Robert Kubica, không có gì khác ngoài cách bố trí các nút điều khiển:
Vô-lăng của chiếc BMW Sauber do tay đua Robert Kubica cầm lái trong giải đua F1 năm 2009. |
1. Thông tin của FIA/điều khiển giải đua
2. Đèn báo chuyển
3. Màn hình đa năng (hiển thị vòng quay động cơ, số vòng chạy, tốc độ, số…)
4. Vị trí mo (khi dừng xe)
5. W – kích hoạt cánh gió trước
6. Nút đa năng
7. K – nút kích hoạt KERS
8. – (chỉnh xuống)
9. + (chỉnh lên)
10. Ack – báo nhận
11. PL – bộ hạn chế tốc độ trong pit lane
12. BB – cân bằng phanh13. R – đài radio14. Phố box
15. SC – chế độ an toàn
16. D – đồ uống
17. Pr – nút thông báo lỗi
18. Bộ vi sai
19. Tải trước– cấu hình bộ vi sai
20. Bộ vi sai
21. Thông tin tới đội đua
22. Công tắc chọn (KERS, cánh gió trước, RPM)
23. Điều chỉnh bánh
24. Thanh cản – chỉnh cánh gió trước
25. Bảng chỉ dẫn pê-đan
26. Hỗn hợp nhiên liệu
27. Cần điều khiển lên số
28. Cần điều khiển xuống số
29. Côn
Minh Tuyết
Theo Bưu điện Việt Nam