Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đông nghịt người đến check-in tại Phố ông đồ ngày đầu mở cửa

Lễ hội Tết Việt Giáp Thìn 2024 chính thức mở cửa đón khách tham quan, mang không khí Tết đến với TP.HCM.

Pho ong do anh 1

Với chủ đề "Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố tôi yêu", Lễ hội Tết Việt 2024 được tổ chức tại Nhà văn hóa Thanh niên (quận 1) chính thức khai trương, phục vụ du khách trong và ngoài nước. Sự kiện diễn ra từ ngày 24/1-14/2 với nhiều hoạt động, trải nghiệm.

Pho ong do anh 2

Phố ông đồ năm nay có hơn 100 gốc mai vàng được bố trí dọc tuyến tuyến đường Phạm Ngọc Thạch, ngay trước Nhà văn hóa Thanh niên và chính giữa khu vực tiểu cảnh theo hình vuông. Ở trung tâm rừng mai vàng, 2 linh vật rồng uốn lượn đặc sắc.

Pho ong do anh 3

Biết đến sự kiện thông qua mạng xã hội, Khánh Huyền (ngụ quận Phú Nhuận) đã thuê áo dài cùng bạn đến chụp ảnh. "Không gian trang trí rất đẹp, đậm chất Tết Việt với nhiều tiểu cảnh xây dựng chỉn chu", Huyền nói.

Pho ong do anh 4

Điểm nhấn của Lễ hội năm nay là các không gian làng nghề như bức tường được dựng từ 600 chậu gốm, tiểu cảnh được tạo hình bằng 300 chiếc nón lá cùng 500 mét chiếu manh tạo không gian truyền thống, kết hợp cách sắp đặt hiện đại thu hút du khách đến chụp ảnh.

Pho ong do anh 5

Anh Alberto (du khách Tây Ban Nha) chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi tham quan không gian Tết của người Việt. Tôi cùng vợ hào hứng khi được khám phá những nét văn hóa, trang phục cũng như cách dân tộc bạn đón năm mới". Nam du khách quyết định tìm mua áo dài sau khi nhìn thấy nhiều người diện nó trong lễ hội.

Pho ong do anh 6

Phía cổng chính Nhà văn hóa Thanh niên là không gian thư pháp. Tại đây, du khách có thể đến xin chữ ông đồ lên đôi câu đối, tranh vẽ hay những phong bao lì xì để tặng hoặc chưng trong nhà.

Pho ong do anh 7

Ông đồ Lý Thanh Bình (ngụ Bình Thạnh) đã đồng hành cùng Lễ hội này đã được 10 năm. Anh chia sẻ: "Không gian Phố ông đồ ngày càng được trang trí đẹp hơn, những tiểu cảnh làm từ mây tre lá phù hợp với những bộ áo dài của các bạn trẻ trong xu hướng quay trở về văn hóa truyền thống Việt Nam".

Pho ong do anh 8

Ngoài ra, hàng chục gian hàng ẩm thực các nước cũng được bày bán, phục vụ du khách đến tham quan, mua sắm. Tại đây, khách tham quan có thể tìm thấy món Việt, Hàn, Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ...

Pho ong do anh 9

Những xiên thịt nướng nóng hổi ăn kèm cơm lam thu hút du khách nước ngoài đến trải nghiệm.

Pho ong do anh 10

Sinh sống và làm việc tại Việt Nam đã 10 năm, Kyo York (quốc tịch Mỹ) bày tỏ: "Năm nào Phố ông đồ cũng có nét đẹp riêng. Năm nay đặc biệt hơn một chút khi có không gian làng nghề làm từ gốm sứ, nhà cổ và không thể thiếu những chiếc nón lá, hoa mai - đặc trưng cho Tết của miền Nam".

Pho ong do anh 11

Lễ hội Tết Việt trở thành điểm vui chơi, trải nghiệm văn hóa thường niên của người dân thành phố và du khách mỗi dịp Tết đến xuân về. Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, Phố ông đồ được đông đảo người dân mong chờ.

Tái thương mại trong ngành thời trang

Cuốn Thế giới không rác thải của Ron Gonen mời gọi độc giả tham gia vào bảo vệ môi trường, vì một tương lai bền vững và thịnh vượng, đề cao giá trị lâu dài. Ở đó, tác giả chỉ ra rằng thuật ngữ tái chế hóa học đang chỉ một quy trình mới rất thú vị có thể phá vỡ sợi vải trở về các thành phần hóa học cơ bản, từ đó trở thành một nguồn tuần hoàn để tạo ra các sợi vải mới.

Linh Huỳnh - Hạnh Lê

Bạn có thể quan tâm