Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 tổ chức từ ngày 26-29/6. Ảnh: Phương Lâm. |
Trước thềm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, thí sinh cần lưu ý các mốc thời gian quan trọng, cách điền phiếu đăng ký dự thi và nắm rõ quy định trong phòng thi.
Các mốc thời gian quan trọng
Ngày 22/3 thông báo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6.
Trong đó, ngày 26/6 thí sinh làm thủ tục dự thi, ngày 27 và 28/6 là ngày thi chính thức còn ngày 29/6 là ngày thi dự phòng.
Thời gian thi cụ thể từng môn được Bộ GD&ĐT sắp xếp như sau.
Trước ngày thi chính thức, thí sinh sẽ được cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu ngành, sau đó là được lập tài khoản (đối với học sinh lớp 12).
Dự kiến từ ngày 24/4 đến hết ngày 28/4, học sinh lớp 12 sẽ được thử đăng ký dự thi trực tuyến trên hệ thống quản lý thi. Từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5, tất cả học sinh lớp 12 và thí sinh tự do chính thức đăng ký dự thi trực tuyến.
Sau khi thí sinh hoàn thành bài thi tốt nghiệp THPT, các hội đồng thi tổ chức chấm thi trước 17h ngày 14/7.
Theo đó, dự kiến đến 8h ngày 17/7, các hội đồng thi công bố kết quả đến thí sinh và các Sở GD&ĐT sẽ chỉ đạo các trường xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh, chậm nhất là vào ngày 19/7.
Nếu thí sinh có nhu cầu phúc khảo bài thi, các bạn có thể nộp đơn đến các đơn vị đăng ký dự thi trong khoảng thời gian từ ngày 17/7 đến hết ngày 26/7. Dự kiến chậm nhất ngày 9/8, các thí sinh phúc khảo sẽ được xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Lưu ý khi điều mẫu đăng ký dự thi
Thí sinh lưu ý trước khi khai phiếu đăng ký dự thi, các bạn phải đọc kỹ các mục và bản hướng dẫn ghi phiếu. Nếu điểm nào chưa rõ, thí sinh cần hỏi cán bộ tiếp nhận đăng ký dự thi để được hướng dẫn đầy đủ.
Bộ GD&ĐT nhấn mạnh rằng thí sinh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi.
Mẫu phiếu đăng ký dự thi do Bộ GD&ĐT công bố. |
Với những thí sinh đang học lớp 12, các bạn thực hiện khai thông tin đăng ký dự thi trực tuyến theo tài khoản được cấp trên hệ thống phần mềm quản lý thi.
Sau khi hoàn thành rà soát và xác nhận theo thời hạn quy định, trường THPT nơi thí sinh đang học in phiếu đăng ký dự thi (phiếu số 1, phiếu số 2) và ký tên, đóng một dầu có phần giáp lai lên ảnh của phiếu để xác nhận nhân thân thí sinh.
Còn với thí sinh tự do, các bạn khai thông tin cần thiết trên bì đựng phiếu đăng ký dự thi rồi nộp cho nơi tiếp nhận đăng ký dự thi kèm theo bản sao 2 mặt CMND/CCCD trên một mặt của tờ giấy A4, kèm theo 2 ảnh 4x6 mới chụp trong vòng 6 tháng (ảnh ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh vào mặt sau tấm ảnh).
Với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để xét tốt nghiệp THPT hoặc lấy điểm thi để xét tuyển đại học, các bạn cần điền tất cả mục trên phần mềm.
Còn với người đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp nhưng đăng ký thi để lấy điểm xét tuyển đại học, các bạn khai từ mục 1 đến mục 15 và các mục 24, 25, 26, 26 trên phần mềm.
Lưu ý quy chế thi
Trong năm 2024, Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số điểm trong quy chế thi. Thí sinh cần lưu ý những điểm sau.
Thứ nhất, thí sinh phải trình thẻ dự thi cho cán bộ coi thi và ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình.
Thứ hai, để phục vụ cho quá trình làm bài thi, thí sinh được phép mang các vật dụng gồm bút viết, thước kẻ, bút chì, tẩy chì, ê-ke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình, máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ, Atlat Địa lý Việt Nam được biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2006 (không có đánh dấu hoặc viết thêm nội dung khác.
Thứ ba, thí sinh không được phép mang vào phòng thi các vật dụng gồm: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn, vũ khí và chất gây cháy nổ, tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứng thống tin để gian lận trong quá trình làm bài thi.
Thí sinh chỉ được mang các vật dụng phục vụ cho kỳ thi theo đúng quy định của bộ. Ảnh: Phương Lâm. |
Thứ tư, trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin cá nhân vào đề thi, giấy thi, giấy nháp... Khi nhận đề thi, các bạn cũng cần kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in để báo với cán bộ coi thi trong trường hợp phát hiện giấy và đề thi không đảm bảo chất lượng.
Thứ năm, khi làm bài thi, thí sinh phải giữ trật tự, báo ngay cho cán bộ coi thi nếu người khác chép bài hoặc cố ý can thiệp bài thi của mình. Thí sinh cũng không được phép trao đổi, chép bài, sử dụng tài liệu trái quy định hoặc có những hành động gian lận.
Ngoài ra, các bạn lưu ý không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng trong bài thi, không được viết bút chì trừ việc tô các ô đáp án trên phiếu trắc nghiệp và chỉ được dùng một màu mực (không dùng mực đỏ).
Thứ sáu, thí sinh không được rời khỏi phòng thi cho đến khi hết thời gian làm bài trắc nghiệm. Đối với môn tự luận, thí sinh được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài, nhưng phải nộp lại bài thi kèm đề thi và giấy nháp.
Trong trường hợp cần thiết, thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi khi có sự giám sát của cán bộ giám sát. Khi cần cấp cứu, công an cùng cán bộ giám sát phụ trách giám sát thí sinh cho đến khi hết giờ làm bài thi và việc này do trưởng điểm thi quyết định.
Thứ bảy, khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, thí sinh phải dừng làm bài ngay và đảm bảo nguyên vẹn bài thi. Trước lúc nộp bài tự luận, các bạn ghi rõ số tờ giấy thi và ký xác nhận. Thí sinh không làm được bài cũng phải nộp lại tờ giấy thi hoặc phiếu trắc nghiệm.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.