1. Con dọa bỏ nhà đi: Khi trẻ đe dọa bỏ nhà đi, đó thường là dấu hiệu của sự căng thẳng hoặc do có một cái nhìn màu hồng về cuộc sống đường phố. Cũng có thể, chúng muốn tránh những tình huống xấu hổ hoặc lúng túng vì những sai lầm như gian lận. Cách tốt nhất là trò chuyện với con và xây dựng một mối quan hệ tin cậy, nơi con cảm thấy thoải mái để chia sẻ mọi thứ. Ảnh: Pexels. |
2. Con tự làm hại: Trẻ nhỏ có xu hướng tự cấu, cào hoặc đấm mình. Trẻ lớn hơn có thể chuyển sang hành vi rạch tay. Nguyên nhân dẫn đến hành vi này là do lòng tự trọng của trẻ bị tổn thường, cảm giác vô vọng kéo dài, bốc đồng, là nạn nhân bắt nạt học đường, xung đột gia đình, nghèo đói hoặc lạm dụng. Nếu phát hiện con tự làm hại mình, cha mẹ nên đưa chúng đi trị liệu để trẻ có thể biết cách xử lý cảm xúc của mình. Ảnh: Freepik. |
3. Trẻ không biết ơn: Đôi khi trẻ thốt ra những lời rất thô lỗ và vô ơn. Ví dụ, tại bữa tiệc sinh nhật, khi ai đó tặng trẻ thứ mà chúng không thích, chúng nhanh chóng thể hiện sự không hài lòng của mình. Nếu hiểu hành vi của chúng ảnh hưởng thế nào đến người khác, chúng sẽ biết đồng cảm hơn. Vì vậy, hãy giúp trẻ nhận ra để có được món quà, người tặng tốn kém tiền bạc, thời gian như thế nào. Ảnh: Pexels. |
4. Trẻ ngừng chơi với bạn bè: Trẻ con cũng có những bất đồng và thường giải quyết khá nhanh. Tuy nhiên, nếu con bạn đang vật lộn với điều này, đừng vội gọi điện cho phụ huynh của bạn con. Thay vào đó, hãy thử gợi ý cách giải quyết vấn đề cho trẻ. Ví dụ, cùng con thực hành nói lời xin lỗi để trẻ có thể học cách xin lỗi bạn nếu làm sai. Ảnh: Pexels. |
5. Có dấu hiệu trầm cảm: Đôi khi con bạn sẽ phải vật lộn với trầm cảm. Chúng sẽ nói điều gì đó khiến cha mẹ lo sợ cho sự an toàn của chúng. Hoặc nếu chúng đang nổi loạn và có hành vi không lành mạnh, có thể do mối quan hệ với bạn bè của chúng đang khó khăn. Cha mẹ hãy lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của con một cách nhẹ nhàng, tránh thúc ép. Nếu chúng thường xuyên nói về việc tự làm hại bản thân, bạn không nên coi đó là những lời nói suông và nếu cần thiết, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia. Ảnh: Freepik. |
6. Thường xuyên nổi giận: Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, thường gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc mạnh như tức giận, buồn bã hay thất vọng. Khi trẻ cảm thấy mất kiểm soát, chúng có thể biểu hiện bằng cách nổi cơn giận để thu hút sự chú ý hoặc để đạt được điều mình muốn. Cha mẹ hãy dạy trẻ cách nhận biết và thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh. Ví dụ, có thể dạy trẻ hít thở sâu, đếm ngược hoặc tìm cách giải tỏa căng thẳng khác. Giúp trẻ hiểu rằng hành vi nổi giận vô cớ là không chấp nhận được. Đặt ra những giới hạn rõ ràng và kỷ luật nhất quán để giúp trẻ hiểu được hành vi nào là phù hợp. Ảnh: Freepik. |
7. Khó khăn khi học mọi thứ: Theo chuyên gia tâm lý, nếu con gặp khó khăn trong việc học những kỹ năng cơ bản, chúng có thể khiếm khuyết trong việc học tập. Phát hiện sớm là chìa khóa để ngăn chặn yếu điểm này. Bởi nếu con có được sự giúp đỡ cần thiết và được giáo viên chuyên biệt ở trường giúp đỡ, chúng sẽ sớm ổn. Ảnh: Freepik. |
8. Con bắt đầu nói xấu người khác: Cần phân biệt giữa những chuyện phiếm vô hại và lời nói xấu có hại. Dù trẻ ít khi nói linh tinh, nhưng nếu chúng "đồn", câu chuyện rất dễ lan truyền. Đáng lo ngại là trẻ em ở độ tuổi này nói xấu để thử nghiệm xem chúng có quyền lực và ảnh hưởng như thế nào đối với người khác. Chúng cũng tin điều này sẽ giúp mình nổi tiếng hơn. Vì vậy, cha mẹ cần cố gắng giải thích cho trẻ tại sao nói xấu người khác là không tốt và khi chúng làm điều này, có khả năng người khác cũng sẽ nói xấu con. Ảnh: Pexels. |
9. Con sợ ngủ ban đêm: Nếu trẻ từng ngủ ngon nhưng đột nhiên gián đoạn giấc ngủ hoặc không thể ngủ, bạn cần đặc biệt lưu tâm. Không phải con cố tình ngủ muộn hay mè nheo bố mẹ, có thể chúng đang thấy mối đe dọa đang rình rập. Cách tốt nhất là nên trò chuyện để tìm nguyên nhân sợ hãi và giúp trẻ vượt qua. Ảnh: Pexels. |
10. Con nói nhiều, cãi lại: Trẻ em thi thoảng cũng nói nhiều, nhưng nếu quá mức thì sẽ có vấn đề. Con bạn có thể đang cảm thấy không được quan tâm đủ hoặc bị bỏ rơi, vì vậy chúng tìm cách thu hút sự chú ý của bạn bằng cách cãi lại. Ngoài ra, rất có thể trẻ đang cố gắng kiểm soát tình huống và hành động của mình bằng cách nói nhiều hơn. Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ cần kết hợp giữa việc tăng cường sự quan tâm, thiết lập giới hạn rõ ràng và dạy con cách giao tiếp hiệu quả. Ảnh: Pexels. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.