Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Được bồi thường gần 4 triệu USD vì sự cố tìm iPhone điên rồ

Một phụ nữ Mỹ được bồi thường 3,76 triệu USD sau khi nhà của bà bị đội SWAT đột kích nhầm dựa trên thông tin trên app tìm iPhone của Apple.

Bà Ruby Johnson bị các sĩ quan SWAT bao vây ở Denver, vào ngày 4/1/2022. Ảnh: Sở cảnh sát Denver. 

Bà Ruby Johnson (hiện 78 tuổi) - một nhân viên Dịch vụ Bưu điện Mỹ đã nghỉ hưu, vừa bước ra khỏi phòng tắm vào tháng 1/2022 thì một đội SWAT tới yêu cầu bà ra khỏi ngôi nhà của mình ở Colorado và giơ cao hai tay, theo BBC.

Lúc này chỉ khoác trên người một chiếc áo choàng tắm, bà mở cửa trước và nhìn thấy một chiếc xe bọc thép đậu ở khu vườn phía trước nhà, xe cảnh sát đậu dọc theo con phố trong khi những người đàn ông mặc đồ quân sự và mang theo súng trường tiến về phía ngôi nhà.

Họ đang tìm kiếm một chiếc xe bị đánh cắp có chứa 4 khẩu súng ngắn bán tự động, một khẩu súng trường, một khẩu súng lục ổ quay, hai thiết bị bay không người lái, 4.000 USD tiền mặt và một chiếc iPhone.

Đơn kiện của Johnson cáo buộc cảnh sát đã xin lệnh khám xét nhà bà sau khi chủ nhân của chiếc xe truy vết điện thoại đến nhà của bà bằng ứng dụng “Find My” và chuyển thông tin đó cho cảnh sát.

Theo đó, thám tử Gary Staab đã sai khi xin lệnh khám xét nhà của bà Johnson vì ông không nêu rõ rằng thông tin của ứng dụng không có địa chỉ chính xác và chỉ cung cấp địa điểm chung về vị trí của chiếc điện thoại.

Trong phiên tòa hôm 1/3, bồi thẩm đoàn đã đứng về phía bà Johnson.

Theo một tuyên bố từ Liên minh Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) của Colorado - tổ chức thay mặt bà Johnson khởi kiện - người phụ nữ này được bồi thường 3,76 triệu USD.

Theo ACLU, bồi thẩm đoàn cũng xác định rằng thám tử Staab và trung sĩ Gregory Buschy của Sở cảnh sát Denver đã vi phạm hiến pháp khi "vội vàng tìm kiếm, lấy và thực hiện lệnh khám xét" tại nhà mà không có lý do chính đáng hoặc điều tra thích hợp.

Họ cũng cho biết cảnh sát đã dùng búa đập phá để vào garage của bà Johnson, mặc dù bà đã chỉ rõ cách mở cửa. Họ đập vỡ gạch trần để vào gác xép của ngôi nhà và đập vỡ đầu một con búp bê trong nhà.

Giám đốc pháp lý của ACLU, Tim Macdonald, cho biết thiệt hại lớn nhất là cảm giác an toàn của bà Johnson trong ngôi nhà, nơi bà một mình nuôi nấng 3 đứa con.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.

Hạ Cúc

Bạn có thể quan tâm