Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Được và mất khi yêu đồng nghiệp

Nhiều công ty Mỹ dần cởi mở hơn khi cho phép nhân viên yêu nhau. Song, hẹn hò chốn công sở thường đi kèm với nhiều rủi ro.

Chuyện tình công sở thường đi kèm với nhiều rủi ro. Ảnh minh họa: Felicity Tai/Pexels.

Khoảng 1/5 người Mỹ đã gặp gỡ người yêu và hẹn hò tại nơi làm việc vào những năm 1990. Vài năm trở lại đây, thời kỳ đại dịch và phong trào #MeToo khiến người Mỹ phải tạm dừng các mối tình lãng mạn ở nơi làm việc.

Tuy nhiên, theo cuộc khảo sát mới nhất từ Hiệp hội Nguồn nhân lực Mỹ, 33% nhân viên trẻ thuộc thế hệ Millennial (sinh năm 1981-1996) và Gen Z (sinh năm 1997-2012) cho biết họ sẵn sàng chấp nhận mối tình lãng mạn tại nơi làm việc. 17% người lao động Mỹ đang có mối quan hệ với đồng nghiệp và 49% đã phải lòng cộng sự của họ.

Sự trở lại của chuyện tình công sở đang trùng với thời kỳ "xuống dốc" của các ứng dụng hẹn hò từng được giới trẻ ưa chuộng. Trong năm qua, giá cổ phiếu của Bumble đã giảm 40,32%. Trong khi đó, giá cổ phiếu của Match Group, tập đoàn sở hữu Tinder, Hinge và The League, giảm khoảng 5%. Tập đoàn này cũng mất 66% giá trị kể từ khi niêm yết lên sàn chứng khoán.

Có thể nói, khi ứng dụng hẹn hò ngày càng mất sức hút, những cuộc gặp gỡ ngoài đời thực lại trở thành mốt, theo Fortune.

yeu dong nghiep, yeu cung cong ty, hen ho chon cong so,  dong nghiep, ung dung hen ho anh 1

Những mối tình công sở đang có xu hướng gia tăng khi các app hẹn hò mất sức hút. Ảnh minh họa: RDNE Stock project/Pexels.

Không còn là chuyện cấm kỵ

"Mọi người vẫn thường hay hẹn hò với đồng nghiệp, nhưng chỉ trong những năm gần đây, điều đó mới trở nên hoàn toàn bình thường hóa”, Johnny C. Taylor Jr., Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hiệp hội Nguồn nhân lực Mỹ (SHRM), nói với Fortune.

Vào những năm 1990, hồi còn là Phó chủ tịch nhân sự tại Blockbuster, ông Taylor và ban lãnh đạo từng cực lực phản đối việc nhân viên hẹn hò với nhau. Nhiều công ty khác cũng sẽ sa thải một nhân viên nếu họ hẹn hò với đồng nghiệp, theo một nghiên cứu năm 2017 của Đại học Stanford (Mỹ). Nhưng đó cũng là thập kỷ mà chuyện hẹn hò chốn công sở bùng nổ nhất.

“Không ai tuân thủ chính sách của chúng tôi. Và rồi chúng tôi nhận ra vợ của các CEO hầu hết từng là thư ký của họ. Tôi biết điều gì đã xảy ra", Taylor nói thêm.

yeu dong nghiep, yeu cung cong ty, hen ho chon cong so,  dong nghiep, ung dung hen ho anh 2

Nhiều người thích yêu đồng nghiệp hơn là tìm kiếm đối tượng trên Tinder. Ảnh minh họa: Gustavo Fring/Pexels

Ở góc nhìn của người sử dụng lao động, ông Taylor cho biết một số công ty đang ngày càng lỏng lẻo hơn với các quy định về việc hẹn hò chốn công sở, đặc biệt khi cuộc chiến giành nhân tài đang diễn ra mạnh mẽ.

Các chính sách cấm hẹn hò ở nơi làm việc có thể khiến các nhà tuyển dụng tiềm năng trở nên kém hấp dẫn trong mắt các ứng viên. Nới lỏng các quy định hẹn hò sẽ giúp công ty tiếp cận được nguồn nhân tài rộng hơn.

Không phải ai cũng 'trăm năm hạnh phúc'

Năm 2019, Katrina Gao (28 tuổi) lần đầu gặp chồng sắp cưới khi cả hai cùng làm việc tại công ty thời trang. Một mối tình lãng mạn được hình thành từ những bữa trưa cùng nhau và buổi đi chơi vui vẻ sau giờ làm việc.

Năm 2020, Gao và vị hôn phu trở thành một đôi chính thức. Người phụ nữ này cho rằng việc tìm kiếm người yêu tại nơi làm việc sẽ "tốt hơn 100%" so với việc yêu đương qua ứng dụng hẹn hò.

"Nếu dùng Tinder hay Bumble, bạn phải gặp rất nhiều người cho đến khi gặp được một đối tác phù hợp. Trong khi đó, tại văn phòng, ít nhất bạn có thể quan sát đồng nghiệp từ xa và tìm hiểu họ một chút trước khi hẹn hò", cô nói với Fortune.

Nhưng không phải ai cũng có "happy ending" như Gao.

yeu dong nghiep, yeu cung cong ty, hen ho chon cong so,  dong nghiep, ung dung hen ho anh 3

Chuyện tình công sở nếu không đi đến cái kết đẹp thường khiến cả 2 khó xử khi phải làm việc cùng nhau mỗi ngày. Ảnh minh họa: Antoni Shkraba/Pexels.

Michelle (23 tuổi), làm việc tại Fortune 500, trở nên thân thiết với một nam đồng nghiệp sau khi cùng nhau tham gia một sự kiện của công ty vào năm ngoái. Cả hai thoải mái bên cạnh nhau và bày tỏ tình cảm, nhưng người đàn ông không gọi tên mối quan hệ.

"Anh ta nói với đồng nghiệp rằng mình chưa sẵn sàng cho mối quan hệ nghiêm túc trong khi vẫn tặng hoa, quà cho tôi. Bây giờ mọi thứ đang rất khó xử ở nơi làm việc”, cô nói.

Michelle bị tổn thương bởi trải nghiệm này đến mức cô đã cân nhắc việc nghỉ việc. Tuy nhiên, nhân viên trẻ tuổi vẫn khẳng định việc gặp gỡ đối tượng hẹn hò tại nơi làm việc vẫn tốt hơn dùng Tinder.

Trong khi đó, Dani Coco (25 tuổi) từng hẹn hò với một đồng nghiệp đang làm cùng vị trí với cô. Hồi mới yêu, bạn trai cô đề nghị giữ kín chuyện này tại văn phòng.

Thế nhưng, 6 tháng sau đó, người đàn ông phớt lờ cô mà không có bất kỳ lời giải thích nào. Kéo theo đó, việc gặp gỡ tại văn phòng cũng khiến cả hai trở nên khó xử. Người yêu cũ thậm chí còn mua một màn hình máy tính cao hơn nhằm che tầm nhìn của Coco về phía anh ta.

“Tôi nghĩ mọi người rất giỏi trong việc che giấu cuộc sống cá nhân ở nơi làm việc. Chẳng hạn, tôi phát hiện người đàn ông đó đã có bạn gái khác trong khi chúng tôi vẫn đang hẹn hò. Tôi sẽ không bao giờ yêu đồng nghiệp một lần nào nữa”, cô khẳng định.

Gen Z bỏ việc ngành công nghệ, trở thành 'bạn trai nội trợ'

Thay vì làm “trụ cột gia đình", William Conrad (25 tuổi) nhận vai trò nội trợ, là hậu phương vững chắc để bạn gái tập trung sáng tạo nội dung.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Thiên An

Bạn có thể quan tâm