Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Emoji dễ gây hiểu lầm nhất nước Mỹ

"Sơn móng tay", "gió thổi" và "mặt cười ngược" là những biểu tượng cảm xúc khó hiểu nhất năm 2023 đối với người Mỹ.

bieu tuong cam xuc,  emoji gay hieu lam,  emoji kho hieu anh 1

"Sơn móng tay" nằm trong số những emoji dễ gây hiểu lầm nhất. Đồ họa: Ánh Dương.

Theo kết quả khảo sát trên hơn 2.000 người của nền tảng học ngoại ngữ trực tuyến Preply, có 81% thừa nhận từng gặp phải tình huống khó xử do việc hiểu sai ý nghĩa của emoji.

Trong 10 emoji gây hiểu lầm nhiều nhất trong năm 2023, biểu tượng sơn móng tay (💅🏻) đứng đầu về tỷ lệ người hiểu sai ý nghĩa.

Trong khi 40% người dùng emoji này để thể hiện sự sang trọng hoặc “chảnh”, số khác lại cho rằng nó đơn giản mang nghĩa “sơn móng tay”, “chỉ đùa thôi” hoặc “chăm sóc bản thân”.

2 biểu tượng cảm xúc gây khó hiểu tiếp theo là hình ảnh gió thổi (💨) và mặt cười ngược (🙃).

bieu tuong cam xuc,  emoji gay hieu lam,  emoji kho hieu anh 2

Biểu tượng cảm xúc (emoji) đã trở thành một phần không thể thiếu trong tin nhắn trên internet. Ảnh minh họa: Superchat.

Ý nghĩa của emoji cũng có thể thay đổi theo khu vực địa lý. Phân tích cho thấy người Mỹ sống ở khu vực Tây, Nam và Trung Tây là những người lúng túng nhất trước biểu tượng sơn móng tay.

Trong khi đó, biểu tượng gió thổi gây khó hiểu cho người ở vùng Trung Tây, Đông Bắc và Nam. Cuối cùng, biểu tượng mặt cười ngược gây bối rối cho người sinh sống ở miền Nam.

Điều này phản ánh cách hiểu về emoji bị chi phối bởi cả văn hóa địa phương và chuẩn mực xã hội.

Ngay cả biểu tượng phổ biến như giơ ngón cái (👍) cũng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, người nhận có thể coi đó là sự đồng ý, tán thành, nhưng cũng có thể cảm nhận đây là hành động công kích hoặc thiếu tôn trọng.

bieu tuong cam xuc,  emoji gay hieu lam,  emoji kho hieu anh 3

Sự khác biệt về cách hiểu emoji giữa các vùng miền nước Mỹ. Ảnh: Preply.

Sylvia Johnson, chuyên gia ngôn ngữ tại Preply, cho biết những biểu tượng liên quan đến cử chỉ bàn tay, có thể được hiểu khác nhau theo bối cảnh văn hóa.

"Emoji được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp kỹ thuật số, dùng để thể hiện ý tưởng, tâm trạng hoặc cảm xúc. Tuy nhiên, khi những biểu tượng bé nhỏ này ngày càng phổ biến, người dùng cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn biểu tượng cảm xúc phù hợp", bà nói.

Dù kho tàng emoji đã có hàng nghìn biểu tượng, năm nay, người dùng sẽ có thêm 118 emoji mới, theo trang web chuyên cung cấp biểu tượng cảm xúc Emojipedia.

Để hiểu người Mỹ đón nhận những biểu tượng mới này như thế nào, Preply đã khảo sát ý kiến của người tham gia về 3 emoji cụ thể, gồm "lắc đầu ngang", "lắc đầu dọc" và "phượng hoàng".

Trong đó, phượng hoàng được dự đoán sẽ gây ra nhiều nhầm lẫn nhất. Khảo sát của Preply cho thấy có 64% người tham gia khảo sát cảm thấy khó hiểu.

Một số khác cho rằng biểu tượng này thể hiện "sự bốc lửa" hoặc miêu tả trạng thái "tái sinh". Có người còn liên tưởng đến biểu tượng Twitter trước đây bị bốc cháy.

2 emoji lắc đầu mới cũng gây ra sự nhầm lẫn. Trong khi một số người cho rằng lắc đầu ngang là biểu thị “không đồng ý”, thì những người khác lại cho rằng nó mang nghĩa “hạnh phúc” hoặc thậm chí là “chóng mặt”. Tương tự, lắc đầu dọc cũng nhận được nhiều cách hiểu khác nhau, từ “đồng ý” đến “buồn ngủ”.

Mặc dù bản chất linh hoạt của emoji cho phép người dùng sáng tạo trong giao tiếp, nhưng nó cũng có thể dẫn đến hiểu lầm do những diễn giải khác nhau. Hơn nữa, cách sử dụng emoji liên tục thay đổi theo từng thế hệ, càng làm phức tạp thêm quá trình giải mã ý nghĩa.

Gen Z đưa băng cassette trở lại

Thế hệ trẻ, đặc biệt là Gen Z tại Mỹ, đang đưa băng cassette trở lại. Định dạng âm thanh tưởng chừng như lỗi thời này được cải tiến về thiết kế và tính năng, mang hơi thở hiện đại.

Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã

Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.

Như Phương

Bạn có thể quan tâm