“Flex” là từ lóng tiếng Anh, dùng để chỉ hành động khoe mẽ khiến người khác cảm thấy khó chịu. Từ lóng này bắt đầu được sử dụng rộng rãi kể từ những năm 1990, nói về “lòng dũng cảm giả tạo” hoặc “sự khoe mẽ vô duyên” trong văn hóa Âu Mỹ.
“Flex” trở nên phổ biến hơn nữa vào năm 2014 nhờ ca khúc hiphop No Flex Zone của bộ đôi Rae Sremmurd. Xuất phát từ định nghĩa của “flex”, cụm từ “no flex zone” dùng để chỉ không gian mà một người có thể sống thật với chính mình, không cảm thấy phải khoe khoang hoặc hạ thấp người khác.
Thời gian gần đây, từ “flex” bất ngờ lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Việt Nam. Dưới góc nhìn hài hước của Gen Z, hành động khoe mẽ được coi là một “kỹ năng” đặc biệt, bởi không phải người nào cũng làm được một cách bất chấp, trong mọi hoàn cảnh.
Một số ví dụ về “flex” như “Tôi sợ uống trà sữa ở TP.HCM, phải sang tận Đài Loan mới chịu”, “Ngày nào tôi cũng phải mặc đồ của hãng xa xỉ thì mới ra đường”, “Cái xe này đẹp quá, nhưng không bằng chiếc xe 70 triệu đồng của tôi”...
Đi cùng với sự phổ biến của “flex” là từ tiếng Anh “pressing”.
Trong môn bóng đá, thuật ngữ này dùng để chỉ kiểu lối chơi tạo áp lực cao cho đối thủ nhằm giành lại trái bóng trong chân. Để “thoát pressing”, các cầu thủ phải trang bị những kỹ thuật cá nhân tốt.
Tương tự trong các cuộc hội thoại, hành vi gây áp lực cho đối phương, đẩy họ vào thế bị động có thể được gọi là một kiểu “pressing”. Ngược lại, một người sẽ “thoát pressing” khi tìm ra cách phản bác.
Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”.