1. Tên gọi đặc sản "gà chỉ" có ý nghĩa gì?
Khu vực quốc lộ 1D nối TP Quy Nhơn (Bình Định) với thị xã Sông Cầu (Phú Yên) tập trung nhiều quán gà chỉ, đặc sản nổi tiếng ở đây. Trước đây, người ta nuôi gà thả vườn, khách đến ăn thường chỉ chọn gà để chế biến nên tên gọi "gà chỉ" dần phổ biển. Gà chỉ Quy Nhơn có thể hấp hành, chiên mắm, nấu lá giang hay ăn kèm xôi chiên, cháo, cơm. Ảnh: Nothingtoeat_. |
2. Hàng bánh canh nào nổi tiếng ở Đà Nẵng?
Quán bánh canh nằm ngay dưới chân cầu Thuận Phước là nơi hút thực khách. Trước đây, khu vực này còn hoang sơ, nhiều ruộng nên khách đặt tên gọi cho quán là "bánh canh ruộng" để dễ nhận biết. Điểm nhấn của tô bánh canh tại đây là cách chế biến đơn giản, giữ đúng hương vị truyền thống ở làng chài. Món ăn không chỉ hấp dẫn, đậm đà mà còn có mức giá bình dân. Ảnh: Nothingtoeat_. |
3. Mít thấu nổi tiếng ở địa phương nào?
Mít thấu là đặc sản của Quảng Trị. Món ăn được chế biến từ các nguyên liệu dân dã như mít non, da heo, miến, mì xào giòn, lạc rang, rau sống, đậu phụ… Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của mít, dai dai của miến, da heo giòn, đậu phụ và lạc rang béo bùi. Ảnh: Nothingtoeat_. |
4. Quảng Ngãi có món bánh nào hút khách?
Bánh xèo Quảng Ngãi có kích thước nhỏ, được đúc giòn hoặc đúc mềm tùy theo yêu cầu của thực khách. Vỏ bánh có màu vàng ươm. Phần nhân thường chứa giá đỗ, hành lá kèm hải sản, thịt lợn hoặc thịt bò. Người ta dùng món ăn này bằng cách trải bánh tráng ra, thêm bánh xèo, dưa leo, xoài xanh, rau sống rồi cuốn lại và chấm nước mắm tỏi ớt. Ảnh: Nothingtoeat_. |
5. Món cuốn nào phổ biến ở TP.HCM?
Bò bía mặn là món ăn đường phố ngon, rẻ hút giới trẻ Sài thành. Nguyên liệu chính gồm bánh tráng cuộn với lạp xưởng, rau xà lách, củ đậu, tôm khô, rau thơm... Ảnh: Samlacareview. |
6. Xôi đăm đeng là món đặc trưng của dân tộc nào?
Xôi đăm đeng được chế biến từ gạo nếp và có màu sắc, hương liệu từ lá cây rừng. Hạt xôi dẻo thơm, đẹp mắt. Đây là kiểu xôi của người dân tộc Tày. Món ăn có mặt tại những phiên chợ dân dã và cả trong ngày cưới, lễ hội. Bạn có thể thưởng thức bánh khi đến du lịch ở Bắc Kạn. Ảnh: Nongnghiepsachtv. |
7. Xôi Xiêm có xuất xứ từ quốc gia nào?
Xôi Xiêm có nguồn gốc từ Thái Lan. Món ăn được du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng trở thành hương vị ẩm thực đặc sắc của vùng Châu Đốc, An Giang. Xôi có vị dẻo mềm của nếp, vị béo từ cốt dừa, thoảng nhẹ hương lá dứa và không thể thiếu mùi thơm đặc trưng từ sầu riêng. Ngày nay, xôi Xiêm cũng có mặt trong các quán chè, gánh hàng rong trên các con phố ở TP.HCM. Ảnh: Jinnytasty. |