Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gần 600 sữa giả bán suốt 4 năm: 'Tàn nhẫn, không thể dung thứ'

Gần 600 nhãn sữa giả bị phát hiện, phơi bày chiêu trò trục lợi trên sức khỏe người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non và phụ nữ mang thai dưới vỏ bọc vì cộng đồng.

Kho sữa chứa sản phẩm giả bị phát hiện. Ảnh: VTV.

Gần 600 loại sữa giả với đủ nhãn mác, mang những cái tên quen thuộc như Cilonmum Colos, Talacmum, Colos 24h... đã bị đưa ra ánh sáng sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn.

Chỉ đến lúc này, nhiều người mới “chết lặng” khi nhận ra những thìa sữa được chắt chiu từng ngày để người thân mau khỏe, trẻ nhỏ chóng lớn… thực chất là hàng giả.

Trao đổi với Tri Thức - Znews, nhiều chuyên gia bức xúc cho rằng đây là hành vi vô đạo đức, không thể chấp nhận, đặc biệt khi đối tượng bị lừa là người bệnh, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai - những người yếu thế và cần được bảo vệ nhất.

vu sua gia anh 1

Công nhân đóng gói các sản phẩm sữa giả. Ảnh: Công an Nhân dân.

"Tàn nhẫn, không thể dung thứ"

Trao đổi với Tri Thức - Znews, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga (Bộ Quốc phòng), không giấu khỏi sự phẫn nộ và cho rằng vụ bê bối sữa giả của Hacofood và Rance Food đã chạm đến giới hạn cuối cùng của đạo đức kinh doanh.

Đây không còn là lỗi kỹ thuật thông thường mà là hành vi có tổ chức, nhắm trực tiếp vào những đối tượng yếu thế nhất - trẻ em và người bệnh. Điều đáng sợ là tội ác này đã âm thầm diễn ra dưới vỏ bọc "thực phẩm dinh dưỡng" cho đến khi bị phanh phui.

Sản xuất sữa giả, nhắm vào những người không có khả năng tự bảo vệ như trẻ em và người bệnh, là một sự tàn nhẫn không thể dung thứ

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga (Bộ Quốc phòng)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định sữa là nguồn dinh dưỡng nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ em. Việc các sản phẩm sữa giả thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu hoặc bị pha trộn tạp chất độc hại như melamine có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nghiêm trọng: suy dinh dưỡng, còi xương, tổn thương thận, thậm chí tổn hại thần kinh vĩnh viễn.

Đối với người bệnh, những người có sức đề kháng vốn đã suy yếu, việc sử dụng sữa giả không chỉ làm chậm quá trình hồi phục mà còn có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Các hợp chất không rõ nguồn gốc trong sữa giả có thể gây rối loạn tiêu hóa, độc gan, nhiễm trùng máu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

"Hành vi sản xuất, đóng gói và phân phối sữa giả một cách có chủ đích, nhắm vào những người không có khả năng tự bảo vệ như trẻ em và người bệnh, là một sự tàn nhẫn không thể dung thứ", bác sĩ Hoàng lên án mạnh mẽ.

Theo bác sĩ Hoàng, việc nhiều người nổi tiếng và cả chuyên gia y tế tham gia quảng bá cho các sản phẩm sữa giả của Hacofood đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Với sức ảnh hưởng của mình, họ vô tình trở thành công cụ đắc lực để các sản phẩm sai phạm tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng.

"Người nổi tiếng có tác động rất lớn đến hành vi mua sắm. Khi họ nói 'tôi tin dùng', nhiều người, đặc biệt là những người ít kiến thức về dinh dưỡng, sẽ tin theo mà không chút nghi ngờ. Việc thiếu kiểm chứng và quảng bá thiếu trách nhiệm đã biến họ thành đồng phạm vô hình", bác sĩ Hoàng nói.

Danh tiếng luôn đi kèm với trách nhiệm. Việc những người nổi tiếng và chuyên gia y tế "nhắm mắt làm ngơ" trước những sản phẩm có nguy cơ gây hại là một hành vi đáng trách.

vu sua gia anh 2

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga (Bộ Quốc phòng). Ảnh: BSCC.

Nguyên tắc "không gây hại" (primum non nocere) là kim chỉ nam cho ngành y. Việc một bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hiểu rõ hậu quả của sản phẩm kém chất lượng nhưng vẫn quảng bá mà không kiểm nghiệm là sự suy đồi đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng.

"Hơn hết, cộng đồng có quyền yêu cầu những người này công khai xin lỗi, rút khỏi các hoạt động quảng bá và chịu trách nhiệm về những tổn thất đã gây ra cho nạn nhân", bác sĩ Hoàng nhấn mạnh.

Khi sự suy đồi đạo đức lên ngôi

Trong khi đó, nói với Tri Thức - Znews, ThS.BS Bùi Thị Duyên, Phó chủ nhiệm phụ trách khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Quân Y 175, vụ việc hàng loạt lô sữa giả bị Bộ Công an phát hiện gần đây chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm", bởi trên thị trường còn vô số sản phẩm tương tự, tiềm ẩn nguy cơ khôn lường cho sức khỏe người tiêu dùng.

Bác sĩ Duyên bày tỏ sự bức xúc trước tình trạng các sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng, thậm chí là hàng giả, hàng nhái, được quảng bá rầm rộ dưới mác "dinh dưỡng bổ sung đường uống" (Oral Nutritional Supplements - ONS).

Thực tế kiểm định tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp tự công bố sản phẩm, dẫn đến những hệ lụy khó lường

ThS.BS Bùi Thị Duyên, Bệnh viện Quân Y 175

Theo thuật ngữ chuyên ngành, ONS phải đáp ứng những tiêu chí nghiêm ngặt về thành phần và hàm lượng dinh dưỡng để hỗ trợ người bệnh. Tuy nhiên, thực tế kiểm định tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp tự công bố sản phẩm, dẫn đến những hệ lụy khó lường.

"Ngay cả những người có chuyên môn như chúng tôi, khi đọc thông tin trên nhãn mác cũng khó lòng phân biệt được đâu là sản phẩm chất lượng thật sự nếu chỉ dựa vào giấy tờ. Chúng tôi buộc phải tin tưởng vào sự kiểm định của cơ quan chức năng. Vụ việc sữa giả vừa qua cho thấy, ngay cả những công ty có giấy tờ 'hoành tráng' vẫn có thể sản xuất hàng kém chất lượng", bác sĩ Duyên cho hay.

Những sữa kém chất lượng, không đảm bảo dinh dưỡng thường được giới chuyên môn gọi là "sữa cỏ". Chúng "mọc nhanh, mọc lan" trên thị trường và gây ra những hệ lụy không nhỏ cho người tiêu dùng.

Với những người có nhu cầu bổ sung dinh dưỡng thông thường, tác hại có thể chưa rõ rệt. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân đang tìm kiếm sản phẩm dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý (tiểu đường, suy thận), việc sử dụng "sữa cỏ" không những không cải thiện sức khỏe mà còn có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, gây tổn thương các cơ quan chức năng như gan, thận.

Đặc biệt, đối với trẻ sinh non, những đối tượng có hệ tiêu hóa và miễn dịch non yếu, việc sử dụng sữa kém chất lượng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển.

Về hành vi bán các sản phẩm sữa không đảm bảo chất lượng cho những nhóm người yếu thế, chuyên gia dinh dưỡng thẳng thắn gọi đây là hành vi "suy đồi đạo đức", không thể chấp nhận được.

Vụ việc sữa giả là một hồi chuông cảnh tỉnh về lỗ hổng trong quản lý chất lượng thực phẩm bổ sung, đặc biệt là các sản phẩm nhắm vào đối tượng dễ bị tổn thương. Bác sĩ Duyên cho rằng các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Đồng thời, người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức để tránh rơi vào "ma trận" dinh dưỡng trá hình, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Cha mẹ ái kỷ

Với cuốn sách này, hai tác giả Margalis Fjelstad & Jean McBride muốn đem tới cho người đọc, đặc biệt là các bậc cha mẹ một thông điệp: Không ai sinh ra đã là một người cha, người mẹ hoàn hảo. Chúng ta hoàn hảo hơn khi đảm đương vai trò làm cha mẹ. Nuôi dạy con cái, cũng là lúc người lớn học cách hoàn thiện bản thân để có thể đảm đương tốt vai trò mới.

Ký sinh trùng chưa rõ dài 10 cm bơi trong mắt phụ nữ

Một sinh vật dài gần 10 cm bò trong mắt khiến người phụ nữ 53 tuổi ở Hà Nam phải nhập viện khẩn. Mẫu vật hiện được phân tích để định danh chính xác loài ký sinh.

Lý do viêm màng não do não mô cầu là 'bệnh tử 24 giờ'

Viêm màng não do não mô cầu thường được mệnh danh là "bệnh tử 24 giờ" vì có thể khiến con người mất mạng chỉ sau chưa đầy một ngày.

Cả nước đã có 8 người không qua khỏi liên quan sởi

Mặc dù tình hình dịch sởi có dấu hiệu thuyên giảm, ngành y tế nhận định vẫn còn nhiều thách thức.

Dang sau nhung vien thuoc gia hinh anh

Đằng sau những viên thuốc giả

0

Đường dây sản xuất thuốc giả quy mô lớn vừa bị Bộ Công an triệt phá. Sự việc như 'cú đâm' thẳng vào tinh thần người bệnh, những người vốn có miễn dịch mong manh, trông cậy vào những viên thuốc.

Nguyễn Thuận - Phương Anh

Bạn có thể quan tâm