Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Gen Z từ chối làm sếp

Đối với nhiều Gen Z, khi được đề nghị thăng chức, họ ngay lập tức "nói không" với việc làm quản lý cấp trung.

Nhiều người thuộc thế hệ Gen Z nhận ra vị trí quản lý không dành cho mình. Ảnh: Pexels.

Khi Wendy (28 tuổi) được thăng chức lên vị trí quản lý, cô gần như hối hận ngay lập tức. Công việc khiến cô còn quá ít thời gian cho cuộc sống riêng.

Wendy phải làm nhiều hơn, gặp khó khăn do một số vị trí khác bị cắt giảm. Trong khi đó, phần thu nhập tăng thêm lại không đáng kể.

Chia sẻ với Business Insider, Wendy nói rằng rõ ràng, việc thăng thức là cơ hội lớn với cô. Ngay khi được đề nghị, cô đã đồng ý. Thế nhưng, giờ đây, Wendy nghĩ rằng cô thật ngây thơ.

"Tôi từng nghĩ việc lên chức thật tuyệt vời. Đây là một bước tiến trong sự nghiệp, CV của tôi chắc chắn chất lượng hơn. Nhưng cuối cùng, tôi phải làm nhiều hơn, thu nhập tăng thêm ít ỏi và luôn cảm thấy căng thẳng, lo lắng", Wendy nói.

Đối với Wendy, những thứ đó không có ý nghĩa. Cô thà quay lại làm công việc cũ để bớt căng thẳng và được trả tiền đúng với công sức bỏ ra.

Ngại thăng chức

Wendy không phải người duy nhất hối hận khi được thăng chức. Giống như cô, nhiều người thuộc thế hệ Gen Y và Gen Z nhận ra vị trí quản lý không dành cho mình.

Vivian Lynn (làm việc tại Amazon và sáng tạo nội dung trên TikTok) cho biết sau khi tốt nghiệp đại học, cô dành toàn bộ sức lực cho sự nghiệp của mình. Nhưng giờ đây, Lynn nhận thấy nhiều người đang mắc kẹt ở các vị trí quản lý cấp trung trong vòng hơn 5 năm. Điều đó khiến Lynn nghĩ rằng nếu thăng chức, cô sẽ bị trì trệ.

"Bạn ngưỡng mộ những người quản lý hoặc cố vấn, nhưng tôi nghĩ nó không thực sự 'màu hồng' như bạn tưởng. Nhất là ở các công ty Mỹ", Vivian Lynn nói.

Gen Z đang hình thành văn hóa làm việc mới - sự thoải mái được đặt lên hàng đầu và việc thăng tiến không còn là ưu tiên.

Trong các video chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người thảo luận về sự thiếu tin tưởng lãnh đạo cấp cao, phần thưởng tài chính hạn chế cũng như việc ưu tiên cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Số người nỗ lực để đạt tới vị trí quản lý cấp trung ngày càng giảm. Thay vào đó, họ tập trung vào các mục tiêu khác hoặc chờ đợi để được thăng chức cao hơn khi họ đã sẵn sàng.

Gen Z lam viec anh 1

Định nghĩa thành công của Gen Z toàn diện hơn so với thế hệ trước. Ảnh: Pexels.

Định nghĩa thành công của Gen Z

Trao đổi với Business Insider, GS Ben Voyer, trường Kinh doanh ESCP, cho biết đối với Gen Z, thành công có nhiều hình thức khác nhau.

"Khác với các thế hệ trước, định nghĩa thành công của Gen Z toàn diện hơn nhiều", GS Ben Voyer cho hay.

Theo đó, thành công của Gen Z không đơn giản là đạt được vị trí đứng đầu công ty một cách nhanh chóng. Họ đề cao khả năng đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, có được công việc tốt, hoặc cũng có thể là đóng góp ngoài xã hội.

Theo một khảo sát gần đây của công ty Visier, trong số 1.000 người lao động Mỹ, chỉ 38% cho biết họ muốn trở thành nhà quản lý.

Trong khi đó, một cuộc khảo sát khác của Resource Solutions chỉ ra rằng 73% người lao động sẵn sàng giảm lương hoặc từ chức để theo đuổi một sự nghiệp viên mãn hơn.

Michelle P. King, cựu Giám đốc phụ trách sự đa dạng và hòa nhập của Netflix, nói rằng Gen Z đang nhìn vào người quản lý và nói rằng "tôi không khao khát được giống như họ".

"Thực tế, cách các nhà quản lý làm đã khiến Gen Z mất hứng. Tôi nghĩ rằng đó mới là lý do thực sự phá vỡ lòng tin của Gen Z", Michelle P. King giải thích rằng dù nhận mức lương xứng đáng nhưng trải nghiệm đi làm của Gen Z không quá tuyệt vời.

Hầu hết, họ cảm thấy các nhu cầu cơ bản tại nơi làm việc không được đáp ứng, xuất phát bởi các nhà quản lý.

"Gen Z không muốn trở thành quản lý là bởi họ thấy không tin tưởng những người làm cùng”, King nói thêm.

Gen Z lam viec anh 2

Gen Z từ chối quản lý cấp trung không đồng nghĩa với việc họ thích làm nhiên viên hay lười biếng. Ảnh: Pexels.

Gen Z muốn gì?

Một số đồng nghiệp lớn tuổi chỉ trích Gen Z lười biếng hoặc không có tham vọng. Nhưng Morgan Sanner - người thuộc Gen Z, là founder tại một công ty - lại cho rằng đó là định kiến sai lầm. Bởi nhiều người Gen Z có công việc tay trái và họ không ngại làm việc.

Sanner là người có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Tuy nhiên, chính cô lại vỡ mộng với ý tưởng làm việc 30 năm tại một công ty, cứ vài năm lại thăng tiến một bước nhỏ và cuối cùng là nghỉ hưu.

"Nhiều người nghĩ rằng 'hãy làm việc chăm chỉ ở tuổi 20 và sau này sẽ được đền đáp'. Nhưng đó không phải là điều Gen Z quan tâm. Làm việc cật lực suốt 30 năm rồi mới được thư giãn? Điều đó quá dài", Sanner nói.

Cô cho rằng những người cùng thế hệ với cô có xu hướng làm việc theo mục đích. Trong khi đó, vị trí quản lý cấp trung lại không thể mang lại điều này.

"Khi Gen Z không thể tìm ra lý do để làm điều gì đó, hoặc nhận ra công việc họ làm không tác động đến ai, họ sẽ không quan tâm đến nó. Và thật không may, vai trò của người quản lý cấp trung lại giống như vậy", Sanner nói.

Nữ founder Gen Z giải thích rằng vị trí quản lý cấp trung chỉ mang lại lợi ích vừa phải. Nhân viên và lãnh đạo cấp cao đều thích đổ lỗi cho họ. Và các quyết định, lời nói của họ thường ít trọng lượng.

Chung quan điểm, Michelle P. King cho rằng Gen Z từ chối quản lý cấp trung không đồng nghĩa với việc họ thích làm nhiên viên hay lười biếng.

"Tôi cho rằng vai trò quản lý chưa thích ứng với thời hiện đại nên Gen Z thẳng thắn nói không", King nói.

Bổ sung thêm, GS Ben Voyer nói rằng quản lý cấp trung là một kiểu nhân viên với khối lượng công việc nhiều hơn, công ty bổ nhiệm họ chỉ để quản lý con người và không nhận được thu nhập lớn.

Thay vì thăng chức, Gen Z muốn trực tiếp đứng đầu. GS Ben Voyer chỉ ra nhiều sinh viên Gen Z đang tìm kiếm cơ hội startup hoặc kinh doanh, nơi đóng góp của họ thực sự có ý nghĩa.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Những sinh viên tốt nghiệp sớm nhưng chưa muốn kiếm việc

Nhiều sinh viên dự kiến tốt nghiệp sớm ngay đầu năm 2024. Nhưng trước tình hình việc làm khó khăn, một số em quyết định chưa tìm việc luôn, dành thời gian để trau dồi thêm.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm