Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Gen Z và mong muốn tìm trải nghiệm mới ở giảng đường đại học

Đối với các bạn trẻ gen Z, môi trường giáo dục đại học lý tưởng sẽ chú trọng thực hành hơn lý thuyết, mang đến nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng và hội nhập quốc tế cho sinh viên.

Đối với các bạn trẻ gen Z, môi trường giáo dục đại học lý tưởng sẽ chú trọng thực hành hơn lý thuyết, mang đến nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng và hội nhập quốc tế cho sinh viên.

Lớn lên trong thời đại bùng nổ Internet, mạng xã hội và smartphone, gen Z (những người sinh năm 1996-2010) gắn liền với khái niệm “thế hệ bản địa kỹ thuật số”, khi dễ dàng tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nhanh chóng hội nhập xu hướng mới trên toàn cầu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, lối sống của gen Z, khiến họ có những đặc trưng khác thế hệ trước, bao gồm cả cách thức, tiêu chí lựa chọn môi trường giáo dục ở bậc đại học.

Chân dung một người trẻ gen Z có thể được mô tả bằng các tính từ: Năng động, cá tính, sáng tạo và cởi mở. Họ tràn đầy năng lượng, không ngừng tìm kiếm những điều mới mẻ, khao khát khám phá thế giới đầy màu sắc và theo đuổi lối sống tự do. Gen Z dường như không bao giờ thích ở yên một chỗ, mà luôn muốn khuấy động cuộc sống bằng những trải nghiệm thú vị.

Người trẻ thế hệ Z dũng cảm phá bỏ khuôn mẫu cũ, chọn lối đi riêng để thể hiện bản thân, không sợ bị phản đối hay ngại va chạm thử thách. Họ nỗ lực không ngừng để khẳng định năng lực, không để bản thân bị trộn lẫn vào đám đông. Trong khi gen Y (những người sinh năm 1981-1995) có xu hướng “chạy theo xu hướng”, thì gen Z định hình mình là thế hệ “dẫn đầu xu hướng”, chú trọng xây dựng bản sắc, tạo ra các trào lưu chưa từng có, để lại hình ảnh sinh động và khác biệt trong mắt người khác.

Gen Z,  chon truong dai hoc anh 1

Xem trọng cái tôi cá nhân nhưng người trẻ thế hệ Z không hề khép kín, mà dành mối quan tâm lớn tới các vấn đề xã hội trên toàn cầu. Ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, nhiều bạn trẻ đã được biết đến là nhà hoạt động tiêu biểu về các vấn đề như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới hay chống phân biệt chủng tộc. Thông qua hành động thiết thực, họ có thể bộc lộ quan điểm cá nhân, lan tỏa tác động tích cực đến cộng đồng và có cái nhìn toàn diện hơn về thế giới.

Với tính cách và lối sống kể trên, thế hệ Z ít hứng thú trước môi trường đào tạo nặng lý thuyết. Do vậy, tiêu chí chọn trường đại học của các bạn trẻ cũng khác nhiều so với thế hệ trước. Không lựa chọn đại học top đầu hay thuận theo “truyền thống gia đình”, gen Z đề cao môi trường giáo dục cởi mở và năng động. Với họ, bên cạnh kiến thức, 4 năm trên giảng đường đại học là thời gian quý giá để rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm sống.

Quyết định theo học ngành Quan hệ quốc tế, Hải Yến (học sinh lớp 12, TP.HCM) không tỏ ra lúng túng khi điền phiếu đăng ký xét tuyển đại học. Nữ sinh liệt kê sẵn danh sách tiêu chí về ngôi trường mình mơ ước, sau đó tìm hiểu thông tin trên Internet và xin ý kiến từ các anh chị đi trước. 3 tiêu chí Hải Yến đánh giá quan trọng nhất là chương trình giảng dạy theo chuẩn quốc tế, đề cao trải nghiệm thực tế và hoạt động ngoại khóa đa dạng.

“Mình ước được du lịch vòng quanh thế giới và làm việc ở nhiều quốc gia nên mong muốn có thể hội nhập môi trường quốc tế ngay từ đại học. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, việc thực hiện các dự án thực tế từ sớm sẽ giúp mình tích lũy kinh nghiệm, không bị bỡ ngỡ khi bước vào môi trường làm việc thực tế. Trong khi đó, các hoạt động tình nguyện sẽ giúp mình có thêm bạn bè, góp sức mang nhiều điều tốt đẹp đến cộng đồng”, Hải Yến lý giải cho 3 gạch đầu dòng đầu tiên trong bộ tiêu chí của mình.

Tương tự Hải Yến, Thế Bảo (học sinh 12, Vĩnh Long) cũng nhắm đến các đại học có mô hình giáo dục hội nhập, lấy sinh viên làm trọng tâm trong quá trình đào tạo, ưu tiên phát triển yếu tố thể chất và tinh thần bên cạnh chuyên môn nghề nghiệp. Có năng khiếu hội họa và sáng tạo nên Thế Bảo kỳ vọng được tạo điều kiện để phát triển thế mạnh riêng của bản thân, thay vì chạy theo điểm số.

“Mỗi ngày đến trường với mình đều là một ngày vui. Ngoài giờ học, mình muốn được tham gia hoạt động thể thao nâng cao sức khỏe hay gia nhập các câu lạc bộ tài năng về hội họa hay đàn hát. Theo học ngành Thiết kế đồ họa, mình cần giữ tinh thần thoải mái để khơi gợi cảm hứng sáng tạo”, Thế Bảo chia sẻ.

Không muốn giới hạn bản thân trong những trang sách hay giáo trình khô cứng, những người trẻ thuộc thế hệ Z như Hải Yến hay Thế Bảo mong đợi tìm trải nghiệm sống mới mẻ ngay trên giảng đường đại học. Mục tiêu quan trọng nhất của các bạn không phải bằng cấp, mà là chuẩn bị đầy đủ hành trang để hiện thực hóa ước mơ trở thành công dân toàn cầu.

Gen Z,  chon truong dai hoc anh 5

Nắm bắt đặc trưng về tính cách, lối sống và tiêu chí chọn đại học của gen Z, nhiều trường đại học nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cấp cơ sở vật chất, hướng đến môi trường giáo dục cởi mở, hội nhập quốc tế.

Nổi bật trong xu hướng này có thể kể đến Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU). Đây là một trong hai trường đại học ngoài công lập tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế 4 sao do tổ chức kiểm định Quacquarelli Symonds (QS) công nhận.

Gen Z,  chon truong dai hoc anh 6

Chứng nhận của QS được đánh giá dựa trên 8 tiêu chí, gồm: Chất lượng giảng dạy, việc làm của sinh viên, quốc tế hóa, phát triển học thuật, chất lượng chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, trách nhiệm xã hội, phát triển toàn diện.

Theo đó, chương trình học của trường chú trọng tính tương tác, trực quan và tăng cường trải nghiệm. Trong mỗi buổi học, sinh viên được khuyến khích thể hiện quan điểm cá nhân, thoải mái trao đổi, chia sẻ cùng giảng viên và bạn bè. Đồng thời, thông qua các chương trình liên kết với doanh nghiệp, sinh viên được tham gia nhiều dự án thực tế, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp để tích lũy kinh nghiệm từ khi chưa tốt nghiệp.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, chương trình học tại NTTU chú trọng đào tạo cho sinh viên các kỹ năng quan trọng như tiếng Anh, giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và tư duy sáng tạo. Ngoài giờ lên lớp, sinh viên được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị với hơn 60 câu lạc bộ thuộc nhiều lĩnh vực như ngoại ngữ, âm nhạc, thể thao, nhiếp ảnh, công tác xã hội...

Các phòng học của trường được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp từng bộ môn và ngành học. Mỗi phòng học không quá 25 sinh viên, trang bị đầy đủ máy điều hòa, hệ thống âm thanh, máy chiếu và bảng tương tác thông minh. Trong khi đó, các giảng đường có sức chứa lớn đến 100 sinh viên, được bố trí chuyên nghiệp, hiện đại tương tự trường đại học ở những quốc gia có nền giáo dục phát triển như Anh, Mỹ.

Một trong những điểm đến yêu thích của nhiều sinh viên NTTU là hệ thống trung tâm thông tin - thư viện khang trang, rộng đến 16.000 m2. Nơi này đáp ứng chỗ ngồi cho hơn 1.700 sinh viên, được chia thành nhiều khu vực chức năng như phòng đọc, tra cứu thông tin, hội thảo, tự học…

Thư viện cung cấp nguồn tài liệu đa dạng được cập nhật mỗi ngày, phục vụ việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Trong đó có trên 100.000 bản sách từ nhiều lĩnh vực cùng hệ thống cơ sở dữ liệu online uy tín trên thế giới như ProQuest Central, Springer Open, ScienceDirect, Emerald, Elsevier…

Hệ thống trung tâm thông tin - thư viện còn bố trí phòng gym chuyên biệt để sinh viên rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể lực. Các bạn trẻ có thể tái tạo năng lượng, giải tỏa căng thẳng sau giờ học với không gian tập luyện thoáng đãng cùng hệ thống thiết bị hiện đại, đa năng như máy chạy điện, xe đạp cơ, máy tập cơ bụng…

Sau 22 năm thành lập, NTTU đã đào tạo nên nhiều thế hệ sinh viên tài năng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động Việt Nam và quốc tế.

Với nỗ lực quốc tế hóa chất lượng giảng dạy trong những năm gần đây, NTTU được các bạn trẻ thuộc thế hệ Z xem là mảnh đất hứa để ươm mầm tài năng, tôi luyện bản thân và trang bị hành trang vững vàng vươn ra biển lớn.

Giang Hoàng Lam

Đồ họa: Hướng Dương

Bình luận

Bạn có thể quan tâm