Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Giá dầu tăng là chưa đủ với Saudi Arabia

Chuyên gia nhận định Saudi Arabia cần nhiều hơn việc giá dầu tăng để có thể tài trợ cho các kế hoạch đầu tư công lớn và đầy tham vọng của nước này.

gia dau anh 1

Saudi Arabia lại gây bất ngờ cho thị trường vào hôm 4/6 với quyết định cắt giảm sản lượng dầu khoảng một triệu thùng/ngày, tương đương 1% nguồn cung toàn cầu.

Giá dầu Brent đã tăng hơn 2% lên khoảng 78 USD/thùng vào ngày 5/6, sau khi Riyadh phản ứng lại với những cơn gió nghịch đã ảnh hưởng đến nhu cầu dầu toàn cầu.

Saudi Arabia, nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất OPEC+, tuyên bố sẽ cắt giảm sâu sản lượng khai thác dầu thô trong tháng 7. Sau cuộc gặp hôm 4/6, toàn bộ các nước OPEC+ nhất trí cắt giảm sản lượng dầu mỏ cho tới năm 2024 trong bối cảnh giá dầu đang lao dốc, theo Reuters.

Dẫu vậy, giá dầu vẫn dao động thấp hơn khoảng 9% so với đầu năm, đồng nghĩa Saudi Arabia đang ở thế khó trong việc tài trợ cho các dự án khổng lồ vốn nằm ở trọng tâm của chương trình Tầm nhìn 2030 nhằm chuyển đổi nền kinh tế.

Amena Bakr, trưởng phóng viên thường trú về OPEC tại Energy Intel, cho biết giá dầu đang ở mức thấp hơn 2-3 USD/thùng so với mức mà quốc gia này mong muốn.

Không thể chỉ dựa vào dầu mỏ

Saudi Arabia lại rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách trong năm nay, sau khi lần đầu ghi nhận thặng dư vào năm 2022 sau gần một thập kỷ. Trong quý đầu tiên, quốc gia này đã ghi nhận mức thâm hụt ngân sách 770 triệu USD, khi chính phủ tăng chi tiêu 29%.

Dẫu vậy, Saudi Arabia hiểu rằng họ không thể chỉ dựa vào một thị trường dầu mỏ biến động để mang lại nguồn thu. Cùng với nỗ lực đẩy giá dầu lên cao, nước này cũng đang cố gắng thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Khi hạn chót cho kế hoạch Tầm nhìn 2030 đang đến gần, nước này cần nhiều kinh phí hơn bao giờ hết để hoàn thành các dự án như thành phố Neom trị giá 500 tỷ USD ở phía Tây Bắc của đất nước.

“Áp lực là rất lớn khi có quá nhiều dự án đang đi vào giai đoạn xây dựng. Nhu cầu về vốn là rất lớn”, Karen Young, một học giả nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia, cho hay.

Mặc dù doanh thu phi dầu mỏ tăng 9% trong quý đầu tiên, gần 2/3 nguồn thu của Saudi Arabia vẫn đến từ việc bán nhiên liệu hóa thạch. Không những vậy, vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa đạt đến mức mà Saudi Arabia mong muốn.

Tuy nhiên, giới chức Saudi Arabia khẳng định vương quốc có rất nhiều tiền để tài trợ cho các dự án đầy tham vọng của mình.

gia dau anh 2

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman Al-Saud đến dự cuộc họp của OPEC tại Vienna ngày 4/6. Ảnh: Reuters.

“Tôi hoan nghênh việc mở rộng, đào sâu, đa dạng hóa thị trường vốn của Saudi Arabia và sẽ có thêm nhiều công ty lớn được niêm yết trên thị trường chứng khoán”, Bộ trưởng Đầu tư Khalid Al-Falih phát biểu tại một sự kiện ra mắt bốn đặc khu kinh tế mới để thu hút các nhà đầu tư.

Các đặc khu mới là một phần trong cách tiếp cận của Saudi Arabia nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù đưa ra nhiều ưu đãi thân thiện với doanh nghiệp, quốc gia vùng Vịnh này cho biết họ sẽ không cho phép các công ty quốc tế tiếp cận những hợp đồng của chính phủ, trừ khi họ chuyển trụ sở của mình trong khu vực đến vương quốc vào một thời điểm nào đó trong năm 2024.

Chính sách này được coi là một thách thức trực tiếp đối với Dubai, trung tâm kinh doanh truyền thống cho khu vực.

Những cơn gió ngược chiều

Trong nỗ lực đảm bảo sự ổn định trong khu vực và tạo ra môi trường kinh doanh an toàn hơn cho các nhà đầu tư, Riyadh đã thay đổi chính sách đối ngoại cứng rắn của mình - vốn được áp dụng từ năm 2015 dưới thời Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ và sau đó là Thái tử Mohammed bin Salman.

Riyadh đã hòa giải với Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, tái giao thiệp với Syria, ủng hộ lệnh ngừng bắn ở Yemen và đang bình thường hóa quan hệ với Iran.

“Và bất cứ nơi nào chúng tôi nhận thấy lợi ích thông qua hòa giải, thông qua các mối quan hệ bền chặt với hàng xóm và bạn bè, chúng tôi là bên đầu tiên ủng hộ điều đó, nhất quán thúc đẩy điều đó”, Bộ trưởng Falih khẳng định.

Saudi Arabia cũng đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Sudan. Bên cạnh đó, vương quốc cũng khẳng định rõ họ rất hân hạnh khi được hợp tác kinh doanh với hầu hết quốc gia trong những điều kiện phù hợp.

“Để trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới, chúng ta phải có mối quan hệ chặt chẽ với các cường quốc kinh tế mạnh trên thế giới”, bộ trưởng đầu tư nước này tuyên bố.

gia dau anh 3

Lực lượng Saudi Arabia đã giúp dân thường nhiều nước sơ tán khỏi xung đột Sudan. Ảnh: Reuters.

Trong khi duy trì mối quan hệ tốt đẹp với châu Âu và Mỹ, Riyadh đã đặt một ván cược lớn vào Trung Quốc, đối tác thương mại và vị khách mua năng lượng lớn nhất của họ.

Bộ trưởng Falih nói thêm rằng mối quan hệ thương mại của Saudi Arabia với Trung Quốc “lớn hơn mối quan hệ thương mại với EU và Mỹ cộng lại”.

“Họ ưu tiên lợi ích quốc gia của mình lên hàng đầu và đối với Saudi Arabia, đó là việc đa dạng hóa nền kinh tế của họ khỏi dầu mỏ. Điều đó liên quan đến Tầm nhìn 2030. Họ cần bắt đầu thực hiện và tài trợ cho các dự án này. Để làm được điều đó, họ cần tăng cường đầu tư”, ông Bakr nhận định.

Tuy nhiên, sự phục hồi của Trung Quốc sau đại dịch đã mất đà, khi hoạt động của nhà máy ở mức yếu nhất kể từ khi nước này chấm dứt chính sách Zero Covid-19 vào tháng 12/2022. Ngoài ra, CNN cho rằng không có gì đảm bảo rằng mối quan hệ thương mại sẽ tiến triển.

Bên cạnh nền kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc và thị trường dầu mỏ trì trệ, nhiều lo ngại về khả năng suy thoái toàn cầu cũng đang dấy lên.

Ông Young cho biết Saudi Arabia sẽ tiếp tục chi tiêu để cố gắng đạt được các mục tiêu năm 2030. Tuy nhiên, trừ khi có những thay đổi đáng kể trong đầu tư nước ngoài hoặc giá dầu, họ sẽ gặp khó trong việc đạt được những mục tiêu dài hạn của mình, vị chuyên gia nhận định.

Tuy nhiên, điều đó đã không làm Riyadh nản lòng. “Những cơn gió ngược chiều về chính trị và kinh tế là một phần của bối cảnh mà chúng tôi đã quen thuộc. Chúng tôi có khả năng phục hồi để chống chịu và vượt qua chúng, đồng thời tiếp tục đi theo quỹ đạo của mình”, Bộ trưởng Falih khẳng định.

Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế

Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Saudi Arabia cắt giảm sản lượng dầu sau cuộc họp của nhóm OPEC+

Chính quyền Saudi Arabia hôm 4/6 cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu mỏ ở mức một triệu thùng/ngày, nhằm thúc đẩy giá năng lượng toàn cầu.

OPEC+ bất ngờ tuyên bố cắt giảm sản lượng

Saudi Arabia và các nước OPEC+ khác ngày 2/4 bất ngờ tuyên bố cắt giảm thêm tổng cộng khoảng 1,16 triệu thùng/ngày - một động thái có thể làm tăng giá dầu toàn cầu.

Vân Đinh

Bạn có thể quan tâm