Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Giấc mơ Trung Quốc' và tham vọng giáo dục vươn tầm quốc tế

Trong hành trình giáo dục vươn tầm quốc tế, Trung Quốc gặp không ít trở ngại bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nhiều trường của nước này có sức hút khá lớn với sinh viên nước ngoài.

Thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, là thị trường béo bở của các doanh nghiệp nước ngoài, từ lĩnh vực dệt may đến công nghệ. 

Trong vòng 10 năm trở lại đây, bên cạnh sức hút đầu tư lớn, thành phố còn nổi tiếng với Đại học Nottingham Ninh Ba (UNNC) trực thuộc Đại học Nottingham, Anh.

Mặc dù Ninh Ba cách Anh hơn 8.000 km, khuôn viên trường khá giống phong cảnh ở khu vực Midlands của Anh. Các sinh viên đeo tai nghe, mắt kính dày, ngồi trên bãi cỏ cạnh hồ nước, thảo luận về "tư duy phê phán".

Điểm khác biệt là họ không đăng bài hay gửi lời mời kết bạn trên Facebook, họ cập nhật trạng thái trên Weibo thay vì Twitter, chia sẻ ảnh qua Weixin chứ không phải Instagram.

Khuôn viên trường Nottingham Ninh Ba gần giống phong cảnh trong các đại học ở Anh. 

Trường Nottingham Ninh Ba thành lập dưới sự hợp tác giữa Đại học Nottingham và tập đoàn Giáo dục Vạn Lịch. Giảng viên là người trong nước lẫn nước ngoài. Nottingham Ninh Ba là trường tuyệt vời để sinh viên trải nghiệm cuộc sống trong khuôn viên đại học Anh ngay tại Trung Quốc.

Giấc mơ Trung Quốc

Ngôi trường là một phần trong kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc - trở thành cường quốc thế giới về giáo dục.

Nhiều tổ chức nước ngoài tăng cường thiết lập quan hệ đối tác với các đại học ở Trung Quốc bằng những dự án hợp tác mở chi nhánh của họ tại nước này. Đối với các đại học quốc tế, đây là cơ hội để tạo chỗ đứng trong một đất nước coi trọng giáo dục. Đối với sinh viên, những nhà lãnh đạo tương lai của các công ty, tập đoàn, nó cung cấp cái nhìn sâu sắc vào thị trường vốn khó thâm nhập.

"Tôi nghĩ việc sinh sống ở Trung Quốc sẽ thay đổi nhận thức về thực tế một nước. Hơn 10 năm qua, tôi đã thảo luận với lãnh đạo các doanh nghiệp về Trung Quốc. Vấn đề chính là chúng tôi ít hiểu biết về đất nước này, nên không thể thành công", Joseph Healey, một người vừa nhận bằng thạc sĩ ở UNNC sau khi giữ vị trí điều hành cấp cao tại Ngân hàng Quốc gia Australia, nói.

Bảng điểm trúng tuyển lớp 10 ở Hà Nội lan trên mạng

Chiều 25/6, trên trang mạng xã hội xuất hiện thông tin điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập của Hà Nội.

Đại học New York, Trường Quốc tế Cao cấp John Hopkins và Đại học Liverpool cùng một số trường khác đã thành lập cơ sở ở Trung Quốc.

Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc đang đầu tư vào các dự án chuyển đổi giáo dục. Trong 10 năm qua, số sinh viên tốt nghiệp hàng năm tăng 4 lần. Số lượng sinh viên Trung Quốc tại các trường đại học nước ngoài, đặc biệt ở Anh, luôn chiếm số đông.

Hiện tại, nước này đứng thứ 3 trong danh sách những địa điểm du học tốt nhất, chỉ sau Mỹ và Anh. Theo Viện Giáo dục Quốc tế Atlas tại Mỹ, đến năm 2020, Trung Quốc dự kiến thu hút hơn 500.000 sinh viên nước ngoài.

Những thách thức

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng gặp trở ngại trên con đường đưa giáo dục lên tầm quốc tế. Một số cơ sở trong nước chưa đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu học thuật. 

Tháng 7/2012, Yale hủy bỏ chương trình liên kết đào tạo tại Đại học Bắc Kinh vì gây nhiều tranh cãi và không đạt hiệu quả như họ mong muốn. Một giáo sư ngành Sinh học chỉ trích hội đồng quản trị nhân nhượng trước tình trạng đạo văn rộng rãi giữa các sinh viên.

Các cơ sở quốc tế như UNNC phải đối mặt hàng loạt khó khăn. Các nhà quản lý phải cố gắng đảm bảo tiêu chuẩn giáo dục cao và tự do học thuật tại một đất nước mà chính trị có thể can thiệp vào mọi lĩnh vực. 

Tháng 1/2015, Bộ trưởng Giáo dục Trung Quốc tuyên bố cấm các trường đại học sử dụng giáo trình ủng hộ "các giá trị phương Tây". Quyết định này đã dấy lên mối quan tâm rộng rãi trong giới giáo dục nước ngoài.

Nhiều trường đại học của Mỹ và Anh xây dựng cơ sở tại Trung Quốc.

Bộ Giáo dục Trung Quốc từng hứa sẽ tạo môi trường tự do cho các tổ chức nước ngoài như chính trên đất nước họ. Nhưng họ cũng phải tuân thủ các quy định của nước này.

Ngoài ra, họ còn gặp nhiều trở ngại khác, bao gồm vấn đề bất đồng ngôn ngữ, đặc biệt trong các lớp học được giảng dạy bằng tiếng Anh.

"Sinh viên Trung Quốc không tham gia",  Ella Appiah, một sinh viên 20 tuổi người Ghana đang theo học ngành Truyền thông Quốc tế tại UNNC, nói.

Theo Amir Emamizadeh, một sinh viên UNNC 19 tuổi đến từ Anh, vấn đề mang tính văn hóa chứ không chỉ dừng lại ở rào cản ngôn ngữ. 

"Sinh viên Trung Quốc luôn gây khó khăn trong các hoạt động nhóm vì trường trung học không dạy họ theo hình thức này", Emamizadeh nói.

Mặc dù Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình vươn tầm quốc tế, nó vẫn thu hút số lượng sinh viên nước ngoài lớn. Họ cho rằng, việc trở thành thành viên trong một xã hội đang thay đổi nhanh chóng là lợi thế đáng kể đối với công việc nghiên cứu.

"Là một sinh viên ngành sức khỏe toàn cầu, tôi cảm thấy mình nhận nhiều lợi ích khi học tập tại đất nước đã cho tôi kinh nghiệm đầu tiên về những thách thức y học toàn cầu trong thế kỷ 21. Chúng tôi được đi đến các vùng ở Trung Quốc, tiếp xúc những vấn đề y tế", Kennedy Opondo, sinh viên UNNC 26 tuổi đến từ Kenya, nói.

Nhà văn trinh thám Na Uy 'vắt óc' giải bài toán bóng đèn

Bài toán yêu cầu tìm ra công tắc điều khiển bóng đèn trên tầng áp mái trong số 3 công tắc giống hệt nhau, và chỉ được lên kiểm tra bóng đèn một lần duy nhất.

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm