Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giữ hồn Tết cho thế hệ ‘đa văn hóa’

Thời kỳ thế giới "phẳng", việc trẻ sớm tiếp xúc với các phong tục, lễ hội từ phương Tây đã đặt ra thách thức cho thế hệ đi trước: Làm sao để giữ hồn Tết Việt mãi đậm nét?.

Càng gần Tết Nguyên đán, câu than thở xen lẫn ngậm ngùi “Các con bây giờ…” xuất hiện ngày càng nhiều trong các cuộc trò chuyện giữa cha mẹ, ông bà. Đi kèm với nó là sự so sánh trẻ con thời xưa háo hức đợi Tết thế nào, sốt sắng cùng ba mẹ dọn nhà cửa, sắm Tết ra sao.

Thế hệ “đa văn hóa” trong thời đại thế giới “phẳng”

Thực tế, những đứa trẻ thuộc Gen Alpha (thế hệ tiếp nối Gen Z) ngày nay có cơ hội trải nghiệm nhiều thứ mới mẻ, thú vị hơn thế hệ ông bà. Các con được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và lễ hội quốc tế, trong cả lúc ở nhà hay khi đi học. Cũng bởi thế, những giá trị truyền thống như Tết Nguyên đán nếu không được bồi đắp đúng cách, sẽ có nguy cơ phai nhạt dần.

Đã cho con học trường quốc tế được 3 năm, Nguyễn Trà (32 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Tôi lựa chọn trường quốc tế với mong muốn con được tiếp cận chương trình giáo dục toàn cầu, đa ngôn ngữ, phương thức học tập cởi mở, cơ sở vật chất hiện đại. Sau quá trình học, tôi thấy con cũng được hòa mình vào môi trường quốc tế đúng nghĩa, thường xuyên tham gia các hoạt động mang bản sắc nước ngoài như lễ Noel, Halloween, Father & Mother day, Pajama day... Thấy con đón nhận những hoạt động ngoại khóa như vậy tôi rất mừng, nhưng cũng lo con vì thế mà mất dần hứng thú với các lễ hội Việt”.

Tet di lac anh 1

Nhiều trẻ yêu thích lễ hội quốc tế hơn hoạt động truyền thống.

Lo lắng của chị Trà câu chuyện chung của nhiều ông bố, bà mẹ Việt, khi chứng kiến sự mơ hồ trong khái niệm “Tết cổ truyền” của những đứa trẻ Gen Alpha. Nhận thức về Tết của nhiều bé dường như dừng lại ở các cụm từ “được nghỉ học”, “nhận lì xì”, “ăn bánh kẹo thoải mái”. Thậm chí, nhiều trẻ còn thích ngày Giáng sinh hơn Tết vì được nhận quà của ông già Noel chui từ ống khói, trong khi Tết phải dọn dẹp nhà cửa mà “không hiểu tại sao con phải làm việc này?”.

Nhiều ý kiến cho rằng, sự mất kết nối của những đứa trẻ một phần đến từ quá trình thâm nhập mạnh mẽ của công nghệ hiện đại và văn hóa quốc tế, phần khác từ việc con chưa có cơ hội trải nghiệm Tết đúng nghĩa. Cha mẹ lúc này cần trở thành “sợi dây kết nối”, đưa những đứa trẻ tiếp cận các giá trị xưa theo cách phù hợp.

Khi bố mẹ là sợi dây gắn kết

Tình yêu có xuất phát điểm là niềm vui. Bởi vậy, trẻ sẽ thêm yêu Tết khi con cảm thấy được vui vẻ hòa nhập cùng nó, trải nghiệm những điều thú vị mà chỉ Tết mới có. Màu sắc rực rỡ của đường phố, của những làng quê sạch đẹp nhiều hoa, của những bộ quần áo mới, của kẹo mứt, hạt dưa, mâm ngũ quả... sẽ thêm phần diệu kỳ khi con có cơ hội tận mắt ngắm nhìn, chọn lựa, bày biện cùng cha mẹ.

Tet di lac anh 2

Con thêm yêu Tết khi được cùng cha mẹ trải nghiệm niềm vui chuẩn bị Tết.

Là nhà sáng tạo nội dung, vlogger và cũng là một bà mẹ có con thuộc Gen Alpha, Giang Ơi (Trần Lê Thu Giang) cũng từng trăn trong việc đưa Tết truyền thống đến gần hơn với cô con gái nhỏ: “Mây là một em bé đa văn hoá… Mẹ vui vì đã phấn đấu cho con được nền tảng tiếp cận phong phú để sau này con trở thành một công dân toàn cầu. Nhưng mặt khác, mẹ cũng mong con lớn lên không nhìn cái Tết nguyên đán một cách lạnh lùng, xa lạ như cái ‘Tết đi lạc’ chỉ vì cuộc sống đã thay đổi và mọi thứ đều hiện đại hơn”.

Đó là lý do Giang Ơi lựa chọn cùng con làm từng việc nhỏ phù hợp độ tuổi, dù “nếu ba mẹ tự làm thì sẽ nhanh hơn đó, nhưng đó không phải điều quan trọng nhất”. Bởi theo cô, điểm đặc biệt của Tết nằm ở những điều bình dị và thân thương nhất, ở những câu chuyện dân gian qua lời mẹ kể, những khoảnh khắc gia đình mình cùng nhau quây quần trò chuyện nấu nướng.

Tet di lac anh 3

Cùng con làm các việc nhỏ phù hợp độ tuổi là cách giúp trẻ cảm nhận điều đặc biệt của Tết.

“Những ký ức trong căn bếp Tết ngày xưa đã tạo nên tình yêu Tết trong lòng ba mẹ, và bây giờ ba mẹ mong truyền được cho con tình yêu ấy. Trong tuổi thơ của con sẽ có căn bếp Tết, và hy vọng sau này Tết vẫn luôn có chỗ trong lòng con”, Giang Ơi chia sẻ trong đoạn video ngắn trên trang cá nhân.

Cũng như bao cha mẹ khác, vlogger Giang Ơi chia sẻ lời nhắn nhủ tới con: “Mai này con sẽ bay cao bay xa, đến phương trời nào mẹ cũng không biết. Nhưng mẹ mong tim con luôn có sự ấm áp của một cái tết đậm đà và thuần Việt. Bởi vì đó là nơi con đã sinh ra, và đó sẽ là nơi luôn chờ đón con quay về".

Tet di lac anh 4

“Trong tuổi thơ của con sẽ có căn bếp Tết và sau này Tết sẽ luôn có chỗ trong lòng con”

Tết vẫn mang những giá trị diệu kỳ, là ký ức nhiệm màu của tuổi thơ vô tư, hồn nhiên. Dù con trẻ sống ở môi trường nào, tiếp cận bao nhiêu nền văn hóa, Tết luôn là cơ hội để con thêm yêu những giá trị truyền thống. Bởi vậy, cha mẹ hãy cùng trẻ nâng niu từng cảm xúc, lưu giữ những khoảnh khắc đoàn viên ấm áp, để Tết của con không “đi lạc”.

“Cùng con tìm Tết tuổi thơ

Đậm đà mình nấu, Tết vui diệu kỳ”.

Mong muốn đồng hành cùng ba mẹ trên hành trình khơi lại hứng thú của trẻ với ngày Tết cổ truyền, Knorr khuyến khích các phụ huynh cùng con vào bếp và trải nghiệm Tết vui diệu kỳ, đón năm mới tràn ngập may mắn. Độc giả xem phim Tết Knorr tại đây.

Giang Tú

Bạn có thể quan tâm