Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

'Mẹ ơi, con chán' - khi con trẻ than Tết nhạt

Tết trong tâm thức người Việt luôn là dịp đầy ắp điều tuyệt diệu. Nhưng với trẻ em thời nay, cuộc sống đủ đầy, tiện lợi đôi khi hóa lý do khiến Tết không còn là dịp đáng mặn mà.

Mỗi người Việt trưởng thành đều từng trải qua những năm tháng tuổi thơ ngóng chờ ngày Tết. Không phải cái Tết Dương lịch chỉ chớp nhoáng đã hết, mà phải là dịp Tết Nguyên đán truyền thống, khi đào, mai đã bung nở rực rỡ. Cái Tết đó là những khoảnh khắc đẹp nhất với niềm vui sướng được ướm lên người bộ quần áo mới, rộn ràng cùng ba mẹ dạo chợ Tết sắm sửa bánh kẹo, hạt dưa, hay hân hoan khi nhận bao lì xì đỏ thắm…

Nhưng những ký ức tươi đẹp đó lại không hiện hữu trong suy nghĩ của nhiều đứa trẻ thời hiện đại. Bởi Tết ngày càng tẻ nhạt, hay do cách đón Tết ngày nay khiến chúng không cảm nhận được niềm háo hức như các bậc cha ông?

Khi Tết chỉ là một kỳ nghỉ dài

Học lớp 2, Thiên An (7 tuổi, Hà Nội) đủ lớn để hiểu rõ ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán hàng năm. Con biết đây là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của dân tộc, là thời khắc chuyển giao năm cũ - năm mới, là lúc mình lớn thêm một tuổi… và đó cũng là tất cả.

“Con thích Tết vì được nghỉ cả tuần không cần đi học, bố mẹ cho thức muộn hơn và được xem các chương trình Kids TV thoải mái. Nhưng năm nay con nghĩ sẽ chán hơn, vì bố mẹ bảo về quê ăn Tết. Ở quê không có Wi-Fi và TV thông minh”, Thiên An chia sẻ khi được hỏi cảm xúc về Tết.

Knorr anh 1

Với nhiều đứa trẻ, Tết chỉ là kỳ nghỉ dài và được làm bạn cùng TV.

Suy nghĩ của An từng khiến bố mẹ em rất bất ngờ. Chị Ngân Đan (mẹ bé An, 35 tuổi) cho biết thế hệ trẻ có những nhận định về Tết rất khác với vợ chồng chị ngày xưa: “Ngày tôi còn bé, điều kiện gia đình thiếu thốn đủ bề nhưng cứ đến cuối năm tâm trạng lại rộn ràng khó tả. Ngày nào đi học về cũng hỏi bố mẹ còn bao nhiêu ngày nữa là Tết, nhiều khi còn háo hức tự dọn nhà trước cả tháng mà không cần ai nhắc. Nhưng với lũ trẻ bây giờ, thông báo sắp Tết mà thấy các con thờ ơ hơn nhiều, chỉ hỏi được nghỉ mấy ngày, đi chơi những đâu, được dùng iPad bao lâu”.

Khi thông báo năm nay cả nhà về quê đón Tết, con sẽ được gói bánh chưng, được trông nồi bánh bên bếp lửa, chị Đan vẫn nghĩ con sẽ vui với những trải nghiệm mới mẻ. Nhưng thực tế, bé An nhiều lần than “con chán”, lo lắng không có Wi-Fi thì không biết chơi gì suốt 4 ngày nghỉ lễ.

“Vợ chồng tôi cảm thấy khó hiểu khi con thờ ơ với ngày Tết Nguyên đán, trong đây là dịp vui nhất năm. Chưa kể, đón Tết ở quê luôn mang đến cảm xúc rất đặc biệt, khi bầu không khí luôn rộn rã, đường phố náo nhiệt. Tôi sợ con quen với nhịp sống hiện đại mà quên đi các giá trị truyền thống”, chị Đan trăn trở.

Đưa Tết trở lại với ý nghĩa vốn có

Câu chuyện của chị Đan và bé An không hiếm gặp ngày nay. Sự phát triển của xã hội với những cái Tết “có sẵn” bánh trái, kẹo mứt… cùng sức hấp dẫn của công nghệ khiến lũ trẻ không còn nhu cầu tương tác, kết nối mọi người. Tết vì thế cũng mất đi ý nghĩa đoàn viên, trở nên nhạt hơn trong suy nghĩ của nhiều người.

Không chỉ vậy, những sự giúp đỡ thường ngày mà cha mẹ vẫn nghĩ “vướng tay vướng chân” đôi khi lại khiến trẻ cảm thấy tận hưởng, hạnh phúc. Và mỗi sự gạt đi “con để đấy mẹ làm cho nhanh” không chỉ hạn chế sự đóng góp của trẻ cho gia đình, mà còn khiến trẻ không thấu hiểu được ý nghĩa đằng sau những công việc chuẩn bị đón Tết, từ đó thờ ơ với lễ hội truyền thống.

Knorr anh 2

Để con tự tay chuẩn bị Tết cùng cha mẹ là cách giúp trẻ thêm gắn kết với ngày lễ truyền thống.

Thật ra, Tết vẫn luôn đầy ắp tình thân cùng những cảm xúc kỳ diệu, nếu mỗi đứa trẻ đều được hòa mình và cảm nhận trọn vẹn từng khoảnh khắc dù là nhỏ nhất. Vậy nên, thay vì để trẻ đứng ngoài cuộc và quan sát, hãy để con được tự tay gói chiếc bánh chưng truyền thống, thay mẹ nêm nếm cho món thịt kho thơm lừng, chiên từng chiếc nem vàng ruộm, hay cùng cha soạn sửa mâm cỗ ngày tất niên… Nhờ vậy, trẻ được cảm nhận trọn vẹn về văn hóa Tết Việt, được truyền cảm hứng và tình yêu với căn bếp nhà trong ngày truyền thống.

“Trước đây, tôi vẫn nghĩ con cả năm học hành bận rộn, Tết có mấy ngày nên ưu tiên nghỉ ngơi. Khi con làm cùng thì bố mẹ phải hướng dẫn, mất thời gian gấp đôi nên tự làm cho nhanh. Nhưng giờ tôi nhận ra thói quen này vô tình khiến con cảm thấy chán khi đến Tết rồi lại xem TV, iPad. Năm nay, tôi sẽ trở lại tuổi thơ và giúp con trải nghiệm một cái Tết truyền thống đúng nghĩa”, chị Ngân Đan chia sẻ.

Với mỗi người trưởng thành, ký ức ngày Tết luôn mang đến xúc cảm đặc biệt. Để những ký ức ấy luôn lấp lánh và đẹp đẽ, có đào có mai, có tiếng cười vang khắp xóm, hãy để mỗi đứa trẻ trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi trải nghiệm ngày Tết.

“Cùng con tìm Tết tuổi thơ

Đậm đà mình nấu, Tết vui diệu kỳ”.

Mong muốn đồng hành cùng ba mẹ trên hành trình khơi lại hứng thú của trẻ với ngày Tết cổ truyền, Knorr khuyến khích các phụ huynh cùng con vào bếp và trải nghiệm Tết vui diệu kỳ, đón năm mới tràn ngập may mắn. Độc giả xem phim Tết Knorr tại đây.

Giang Tú

Bạn có thể quan tâm