Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC. |
Khi thấy có biểu hiện ngứa khắp người, nhất là vùng mông, T.Đ.T. (21 tuổi, ở Yên Bái) đã đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) thăm khám. Nam thanh niên nhập viện trong tình trạng sốt, chóng mặt, nôn, ngứa nhiều, tê cứng, mẩn đỏ và phát ban ở da.
Đặc biệt, dưới da ở đùi, mặt cẳng tay, bụng, lưng bệnh nhân đều có hình ảnh ký sinh trùng di chuyển. Bệnh nhân T. được nhập viện theo dõi với chẩn đoán nghi nhiễm giun sán ký sinh trùng (nghi do giun rồng).
Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhận định người bệnh có nhiều tổn thương ban đỏ rải rác toàn thân dạng nấm hắc lào gây nên, đặc biệt vùng da mặt, dưới cánh tay. Dưới 2 bên đùi có hình ảnh ký sinh trùng di chuyển dưới da, trong đó có tạo ổ áp xe đã vỡ. Vùng dưới cẳng tay có biểu hiện viêm mủ, lộ đầu giun.
Sau khi hội chẩn với bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp Tiết niệu và Nam học, bệnh nhân đã được xử lý vết thương và lấy bệnh phẩm ký sinh trùng dài khoảng 30 cm. Sau đó, anh được chuyển lại khoa Nhiễm khuẩn Tổng Hợp tiếp tục theo dõi và điều trị.
Ký sinh trùng nằm dưới da nam bệnh nhân. Ảnh: BVCC. |
Bác sĩ Thiệu cho hay kết quả xét nghiệm cho thấy nam thanh niên bị nhiễm Dracunculus sp (giun rồng). Bệnh nhân đã được làm huyết thanh chẩn đoán các loại giun sán, ký sinh trùng khác và dương tính với khá nhiều loại như sán máng, sán dây chó, sán lợn, giun lươn, giun đũa chó mèo.
Hiện tại, bệnh nhân được theo dõi tổn thương ở các vị trí trên cơ thể. Tổn thương vỡ có thể giun sẽ chui ra thì nhân viên y tế hoặc người nhà có thể lấy dụng cụ từ từ lôi ra ngoài. Việc lấy giun có thể mất vài ngày.
"Cách điều trị duy nhất hiện nay là lấy giun rồng ra hoặc giun sẽ tự chui ra từ những tổn thương như mụn vỡ chảy nước vàng trên da. Nếu giun không tự chui ra hoặc không được lôi ra, nó có thể gây áp xe tại chỗ trú trên cơ thể người", bác sĩ Thiệu nói thêm.
Theo chuyên gia này, hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị bệnh giun rồng, chúng ta chỉ có thể điều trị theo triệu chứng. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm được những biến chứng nguy hiểm.
Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, gặp vấn đề tiêu hóa, bệnh đường tiêu hóa khi thời tiết thay đổi.
Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.